Chặn tình trạng hàng nghìn doanh nghiệp bị “bật” khỏi thị trường

Vũ Long |

Số doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn, ngừng hoạt động trong 5 tháng qua tăng 23% so với cùng kỳ năm trước, cần giải pháp hỗ trợ.

COVID-19 đẩy số doanh nghiệp dừng hoạt động tăng 23%

Theo Tổng cục Thống kê, trong 5 tháng đầu năm 2021, trung bình mỗi tháng có 12 nghìn doanh nghiệp phải rút lui khỏi thị trường. Lũy kế 5 tháng đầu, có 59,8 nghìn doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn, ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể và hoàn tất thủ tục giải thể, tăng 23% so với cùng kỳ năm 2020.

Là một trong hàng nghìn doanh nhân phải ngậm ngùi đóng cửa công ty trong năm nay – ông Vũ Tuấn Anh (Mỹ Đình, Hà Nội), cho biết: Doanh nghiệp ông kinh doanh về mặt hàng giấy in nhiệt. Dịch bệnh COVID-19 đã quét đến đồng vốn cuối cùng của doanh nghiệp.

“Sau một năm cố gắng chống chọi, hoạt động cầm chừng, cố gắng duy trì doanh nghiệp và trả lương cho lao động, tôi đã phải đóng cửa vì hàng loạt nhà hàng, quán càphê, cửa hàng… những đối tượng sử dụng giấy in nhiệt của tôi hoạt động cầm chừng, gián đoạn” – ông Vũ Tuấn Anh nói.

Từng có trong tay 3 trung tâm luyện thi đại học có tiếng ở quận Cầu Giấy (Hà Nội), nhưng bước sang năm thứ 2 dịch COVID-19, bà Nguyễn Chi Lam (phố Phạm Thận Duật – Cầu Giấy – Hà Nội) cũng đã phải đóng cửa cả 3 địa điểm.

Theo Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), dịch bệnh COVID-19 đã có sức công phá lớn đối với khả năng chống chịu của các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ, vốn ít, thời gian hoạt động dưới 3 năm, hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ...

Ông Đậu Anh Tuấn - Trưởng ban Pháp chế (VCCI) - cho hay, tác động của dịch bệnh COVID-19 với doanh nghiệp ở một số ngành rất lớn. Lĩnh vực chịu ảnh hướng lớn nhất là: May mặc (97%), thông tin truyền thông (96%), sản xuất thiết bị điện (94%), sản xuất xe có động cơ (93%)…

Có 87,2% doanh nghiệp được khảo sát cho biết, chịu ảnh hưởng ở mức "phần lớn" hoặc 'hoàn toàn tiêu cực". Chỉ 11% doanh nghiệp cho rằng họ "không bị ảnh hưởng gì" và gần 2% ghi nhận tác động "hoàn toàn tích cực" hoặc "phần lớn tích cực".

Doanh nghiệp cần kịp thời chuyển đổi, tái cấu trúc

Theo đánh giá của Ban Nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân (Ban IV) thuộc Hội đồng tư vấn cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng, dịch bệnh COVID-19 đã gây cho doanh nghiệp khó khăn chung là mất cân đối dòng tiền, do đó, hơn bao giờ hết, nguồn vốn kịp thời sẽ giúp các doanh nghiệp ổn định sản xuất thực hiện “mục tiêu kép”.

Ông Nguyễn Quang Vinh - Tổng Thư ký VCCI - cho biết thêm: Bên cạnh việc thiếu hụt thị trường và nguồn nguyên liệu do đại dịch COVID-19 thì gần 10% doanh nghiệp thiếu hụt nguồn vốn và dòng tiền kinh doanh. Nguồn vốn cho sản xuất kinh doanh là một trong những vấn đề rất quan trọng, có tính chất sống còn đối với doanh nghiệp trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 hiện nay.

Trao đổi với PV Lao Động, chuyên gia kinh tế, PGS.TS Đinh Trọng Thịnh (Học viện Tài chính), nhấn mạnh: Một mặt phải tích cực, chủ động phòng tránh sự lây lan của đại dịch để yên tâm sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp phải tự đổi mới, tái cấu trúc doanh nghiệp, linh hoạt đa dạng hoá sản xuất kinh doanh để đạt kết quả.

“Cần đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số trong mở rộng tiêu thụ, nắm vững thị trường trong nước và đa dạng hoá thị trường xuất nhập khẩu; tận dụng các Hiệp định thương mại tự do để nâng cao hiệu quả xuất nhập khẩu.

Đồng thời, Nhà nước thực hiện giãn, hoãn nộp thuế, tiền thuê đất theo Nghị định số 52/2021; thực hiện miễn giảm các chi phí sản suất kinh doanh cho các doanh nghiệp.

Đồng thời, các thương vụ đại sứ quán cần tích cực giúp các doanh nghiệp tìm kiếm bạn hàng, đầu vào và đầu ra, đảm bảo đa dạng hoá nguồn cung, đa dạng hoá thị trường xuất khẩu” – PGS.TS Đinh Trọng Thịnh hiến kế.

Để hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua những ảnh hưởng của dịch COVID-19, thời gian qua, Chính phủ đã đưa ra hàng loạt các chính sách hỗ trợ tại Nghị quyết số 42/NQ-CP ngày 9.4.2020; Nghị quyết số 84/NQ-CP ngày 29.4.2020; Chính phủ đã gia hạn miễn, giảm thuế, phí, lệ phí, gia hạn thời hạn nộp thuế và tiền thuê đất hỗ trợ các doanh nghiệp, cá nhân chịu thiệt hại bởi dịch COVID-19; gói hỗ trợ tiền tệ - tín dụng…

Vũ Long
TIN LIÊN QUAN

Cẩn trọng với những doanh nghiệp đăng ký vốn trăm ngàn tỉ

Tùng Thư |

Theo Luật sư Nguyễn Thanh Hà - Đoàn Luật sư TP Hà Nội: “Nhiều người nghĩ rằng vốn điều lệ cao có thể coi như một bản lý lịch đẹp của doanh nghiệp, đảm bảo khả năng thực hiện hợp đồng của doanh nghiệp đó. Do vậy, thường có tâm lý chủ quan trong giai đoạn tìm hiểu đối tác, để đến khi ký kết hợp đồng rồi mới nhận ra đối tác của mình không “mạnh” đến thế”.

Cần các giải pháp hỗ trợ thiết thực hơn cho doanh nghiệp

ĐÌNH TRƯỜNG |

Trong 5 tháng đầu năm 2021, trung bình mỗi tháng có 12.000 doanh nghiệp phải rút lui khỏi thị trường. Các chuyên gia kinh tế cho rằng, trong bối cảnh dịch bệnh vẫn có những ảnh hưởng hết sức khắc nghiệt, tập hợp các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp tới đây cần thiết thực, đúng đối tượng và hiệu quả hơn.

Đà Nẵng: Doanh nghiệp nỗ lực sản xuất bình thường giữa dịch COVID-19

Tường Minh |

Nhờ kịp thời triển khai và tuân thủ các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19, cho đến thời điểm này, các doanh nghiệp trong các Khu Công nghệ cao và các khu công nghiệp Đà Nẵng vẫn hoạt động, sản xuất bình thường.

Sẽ chi 865 tỉ đồng xây cầu Phong Châu mới

Xuyên Đông |

Theo thông tin từ Văn phòng Chính phủ, cầu Phong Châu (tỉnh Phú Thọ) sẽ được đầu tư xây mới với kinh phí dự kiến là 865 tỉ đồng.

Cập nhật kiến thức mới cho cán bộ Công đoàn chủ chốt

Bảo Hân |

Sáng 1.10, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam khai giảng lớp bồi dưỡng, cập nhật kiến thức, kỹ năng dành cho Công đoàn cấp tỉnh, ngành Trung ương.

Vụ cô giáo xin hỗ trợ laptop, học sinh đã đi học trở lại

Chân Phúc |

TPHCM - Số học sinh vắng học ngày 30.9, liên quan đến vụ cô giáo xin hỗ trợ laptop tại Trường Tiểu học Chương Dương đã đi học đầy đủ vào hôm nay 1.10.

Dự báo mới nhất đường đi và cường độ siêu bão số 5 Krathon

AN AN |

Cơ quan khí tượng cho biết siêu bão số 5 Krathon ở trên vùng biển đông bắc của khu vực Bắc Biển Đông sẽ di chuyển chậm theo hướng tây tây bắc trong 24 giờ tới.

Lý do người dân không đồng tình vụ bồi thường bò sữa bị chết

HOÀI THANH |

Lâm Đồng - Nhiều hộ gia đình có bò sữa bị chết sau khi tiêm vaccine phòng bệnh cho rằng, mức giá bồi thường công ty đưa ra rất thấp, khó tái đầu tư lại.

Cẩn trọng với những doanh nghiệp đăng ký vốn trăm ngàn tỉ

Tùng Thư |

Theo Luật sư Nguyễn Thanh Hà - Đoàn Luật sư TP Hà Nội: “Nhiều người nghĩ rằng vốn điều lệ cao có thể coi như một bản lý lịch đẹp của doanh nghiệp, đảm bảo khả năng thực hiện hợp đồng của doanh nghiệp đó. Do vậy, thường có tâm lý chủ quan trong giai đoạn tìm hiểu đối tác, để đến khi ký kết hợp đồng rồi mới nhận ra đối tác của mình không “mạnh” đến thế”.

Cần các giải pháp hỗ trợ thiết thực hơn cho doanh nghiệp

ĐÌNH TRƯỜNG |

Trong 5 tháng đầu năm 2021, trung bình mỗi tháng có 12.000 doanh nghiệp phải rút lui khỏi thị trường. Các chuyên gia kinh tế cho rằng, trong bối cảnh dịch bệnh vẫn có những ảnh hưởng hết sức khắc nghiệt, tập hợp các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp tới đây cần thiết thực, đúng đối tượng và hiệu quả hơn.

Đà Nẵng: Doanh nghiệp nỗ lực sản xuất bình thường giữa dịch COVID-19

Tường Minh |

Nhờ kịp thời triển khai và tuân thủ các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19, cho đến thời điểm này, các doanh nghiệp trong các Khu Công nghệ cao và các khu công nghiệp Đà Nẵng vẫn hoạt động, sản xuất bình thường.