Sáng mai 18.10, Truyền hình trực tiếp: "Kiên quyết loại bỏ các điều kiện kinh doanh “trói” doanh nghiệp"

PV |

Bộ Công Thương là bộ đầu tiên mạnh dạn cắt giảm 675 điều kiện đầu tư, kinh doanh của 27 nhóm ngành hàng. Tiếp theo sẽ là những bộ, ngành khác cùng tiếp bước với Bộ Công Thương? Với chủ trương khẩn trương rà soát cắt bỏ các điều kiện kinh doanh gây khó doanh nghiệp của Thủ tướng Chính phủ, Báo Lao động điện tử (Laodong.vn) tổ chức buổi truyền hình trực tiếp với chủ đề: “Kiên quyết loại bỏ các điều kiện kinh doanh “trói” doanh nghiệp” vào lúc 8g30 sáng thứ tư ngày 18.10. Toàn bộ nội dung cuộc tọa đàm được phát trực tiếp trên Laodong.vn, Cổng Thông tin điện tử công đoàn Việt Nam – Congdoan.vn và fanpage của Báo Lao Động.

Theo báo cáo mới đây của Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM), hiện có khoảng 4.284 điều kiện kinh doanh, ứng với 243 ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện. Hiện 15 Bộ có quy định về điều kiện kinh doanh trong đó 5 Bộ đứng đầu là: Bộ Công Thương có số điều kiện lớn nhất (1.152 điều kiện),  Bộ Giao thông vận tải (517 điều kiện),  Bộ Tài chính (470 điều kiện), Bộ Y tế (293 điều kiện), Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (290 điều kiện) , Bộ Tư pháp có ít điều kiện nhất (64 điều kiện).

 
Bộ Công thương đứng đầu trong danh sách 15 Bộ có số lượng quy định điều kiện kinh doanh nhiều nhất 

Phần lớn các điều kiện kinh doanh này đang tạo ra rào cản bất hợp lý đối với đầu tư, gia nhập thị trường, làm hạn chế số lượng doanh nghiệp đăng ký mới, gia tăng chi phí sản xuất, làm nản lòng các doanh nghiệp. Doanh nghiệp cũng gặp nhiều rủi ro trong quá trình hoạt động khi nhiều điều kiện kinh doanh không rõ ràng, tạo cơ hội cho sự tùy tiện của cơ quan quản lý nhà nước và nhũng nhiễu của cán bộ, công chức… Những tác động này đang đi ngược lại và cản trở quyết tâm của Chính phủ về cải thiện môi trường kinh doanh và cắt giảm chi phí cho doanh nghiệp.

Để sớm tháo gỡ những khó khăn cho doanh nghiệp, Báo Lao động sẽ tổ chức buổi tọa đàm trực tiếp với chủ đề “Kiên quyết loại bỏ các điều kiện kinh doanh “trói” doanh nghiệp”.

Khách mời tham gia chương trình tọa đàm trực tiếp gồm:

 
Ông Nguyễn Sinh Nhật Tân - Vụ trưởng Vụ Pháp chế - Bộ Công Thương 
 
 
Bà Tống Thị Hạnh - Vụ trưởng Vụ Pháp chế - Bộ Xây dựng
 
 
Bà Trần Việt Nga – Phó Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế
 

 
Ông Phan Đức Hiếu – Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế TƯ (gọi tắt là CIEM) 
Chương trình được truyền hình trực tiếp trên Báo Lao Động điện tử https://news.laodong.vn, Cổng Thông tin điện tử công đoàn Việt Nam http://congdoan.vn; và fanpage của báo Lao Động vào lúc 8h30 ngày thứ Tư 18.10.2017. 

Bạn đọc có thể gửi câu hỏi về tòa soạn ngay từ bây giờ theo địa chỉ:

Email: Toasoan.laodong@gmail.com

Hoặc gọi theo số  0903419197  trong thời gian diễn ra chương trình.

Báo Lao động xin trân trọng cám ơn các vị khách mời đã nhận lời tham gia chương trình.

PV
TIN LIÊN QUAN

Chứng khoán đón dòng tiền mới

Gia Miêu |

Chứng khoán chưa thể thành công chinh phục ngưỡng 1.300 điểm, nhưng sự điều chỉnh sẽ tạo cơ hội đón đầu mùa công bố kết quả kinh doanh quý III.

Cháy lớn tại nhà máy chè ở Yên Bái

Bảo Nguyên |

Vụ cháy kéo dài 5 giờ đồng hồ tại nhà máy chè ở Yên Bái gây thiệt hại lớn về tài sản.

Thanh Thúy và hình mẫu cầu thủ bóng chuyền chuyên nghiệp

HOÀI VIỆT |

Chủ công Trần Thị Thanh Thúy luôn được các huấn luyện viên đánh giá cao ở tính kỷ luật trong tập luyện, thi đấu chuyên môn và tính cách cá nhân.

Dự báo vùng ảnh hưởng của áp thấp gần Biển Đông

Khánh Minh |

Ngày 7.10, áp thấp gần Biển Đông được dự báo di chuyển theo hướng tây, ảnh hưởng đến nhiều khu vực.

Đồng đội cũ kể về "Anh trai vượt ngàn chông gai" Hồng Sơn

MI LAN - HOÀNG HUÊ |

CEO Triệu Quang Hà chia sẻ, đồng đội cũ của mình là Nguyễn Hồng Sơn đã thay đổi hoàn toàn khi tham dự show "Anh trai vượt ngàn chông gai".

Bình Định yêu cầu đảm bảo chất lượng dự án đường trọng điểm

Hoài Phương |

Đối với dự án giao thông trọng điểm quốc gia và của tỉnh, Chủ tịch tỉnh Bình Định yêu cầu phải đảm bảo chất lượng công trình, nhất là khi thi công vào mùa mưa.

Công nhân tăng đột biến, Quảng Ngãi vẫn không có nhà ở xã hội

Ngọc Viên |

Nhu cầu nhà ở xã hội cho công nhân ở Quảng Ngãi ngày càng cao khi số lượng lao động tại các khu kinh tế, khu công nghiệp liên tục tăng. Tuy nhiên, địa phương này hiện vẫn “trắng” nhà ở xã hội (NƠXH) cho người thu nhập thấp.

Nỗ lực hút khách quốc tế đến TPHCM

Thanh Chân |

9 tháng đầu năm 2024, khách quốc tế đến TPHCM đạt 66,9% so với kế hoạch năm 2024.