Một không gian đa chiều tương tác

ThS Lý Viết Trường (Viện Việt Nam học và Khoa học Phát triển, ĐHQGHN) |

Vỉa hè Hà Nội ngoài chức năng về mặt giao thông còn là nơi diễn những sinh hoạt hoạt thường nhật, đời sống ứng xử giao tiếp, những phương thức mưu sinh... Tất cả các khía cạnh này tạo nên một khái niệm gọi là văn hóa vỉa hè, một không gian đa chiều tương tác.

Bao chứa một đời sống lịch sử

Trong một nghiên cứu về vỉa hè Hà Nội, các tác giả Nguyễn Thị Phương Châm và Hoàng Cầm cho rằng vỉa hè không chỉ gắn với giao thông, với việc đi lại của con người, đấy còn là nơi bao chứa cả một đời sống lịch sử, đời sống sinh hoạt, đời sống mưu sinh, đời sống nghệ thuật và cả những ký ức sống động và sâu sắc.

Tràng Tiền được cho là con phố có vỉa hè đầu tiên của Việt Nam, gắn với quy hoạch của Pháp vào cuối thế kỷ XIX. Tiếp theo vỉa hè được hình thành ở khắp các con phố xung quanh Hồ Gươm, rồi khu phố cổ. Ngay từ thời điểm đó người Pháp đã cho thuê vỉa hè để buôn bán, nổi bật là các quán cà phê.

Đầu thế kỷ XX, vỉa hè Hà Nội được dùng để buôn bán nhiều mặt hàng hơn, cùng với đó là những gánh hàng rong, các quán nước giải khát. Vào những thập niên 60, 70 của thế kỷ XX do chiến tranh leo thang, vỉa hè trở thành chỗ xây dựng hầm trú ẩn, bảo vệ và che trở con người. Sau khi miền Bắc hòa bình, do thiếu nước sạch nên vỉa hè trở thành nơi để đào bẻ lấy nước từ đường ống chính về dự trữ.

Phố Tạ Hiện (Hà Nội) trong những ngày Hà Nội ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 năm 2021. Ảnh: Hải Nguyễn
Phố Tạ Hiện (Hà Nội) trong những ngày Hà Nội ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 năm 2021. Ảnh: Hải Nguyễn

Thời kỳ bao cấp, vỉa hè trở thành nơi mở chợ, với đủ các loại mặt hàng mua bán. Nhiều câu nói miêu tả đời sống gắn với vỉa hè của người dân Hà Nội xuất hiện:

“Hàng Bè chợ của thương nhân

Vỉa hè chợ của nhân dân anh hùng”

Hay:

“Đầu hè trung tá bơm xe

Cuối hè thiếu tá bán chè đậu đen”

Bước vào thời kỳ đổi mới nền kinh tế - xã hội, Hà Nội phát triển nhanh, từ đó dẫn tới vỉa hè cũng biến đổi cả về hình thức và công năng sử dụng. Trên không gian chật chội của vỉa hè người ta tận dụng tối đa vào phục vụ sinh hoạt và sản xuất kinh tế. Trên vỉa hè người ta bán hàng rong, bán trà đá, quán bia hơi, quảng cáo và trưng bày sản phẩm, dựng xe cộ, sửa chữa xe cộ, nơi tập kết vật liệu xây dựng...

Một nơi chốn văn hóa

Theo PGS-TS Nguyễn Thị Phương Châm - Viện trưởng Viện Nghiên cứu Văn hóa: “Vỉa hè Hà Nội là nơi chốn ghi dấu cuộc sống mỗi ngày của người dân, là nơi chốn cho những người đi xa nhớ vể, là nơi lưu giữ ký ức trong cuộc đời mỗi người và như thế vỉa hè đã góp phần quan trọng tạo nên hồn cốt văn hóa cho thủ đô”.

Văn hóa ẩm thực gắn với vỉa hè tồn tại vô cùng đa dạng và sinh động, đó là những món ăn bình dân và tiện lợi như bún, bánh cuốn, xôi, bánh mì, bánh bao, xiên, hoa quả dầm, cà phê, chè, trà đá... Với người dân Hà Nội ẩm thực vỉa hè đã trở thành một phần trong cuộc sống, với du khách ẩm thực vỉa hè là một sắc màu văn hóa có sức hấp dẫn đến kỳ lạ.

Khách du lịch đi bộ trên phố Đinh Tiên Hoàng (Hà Nội). Ảnh: Hải Nguyễn
Khách du lịch đi bộ trên phố Đinh Tiên Hoàng (Hà Nội). Ảnh: Hải Nguyễn

Vỉa hè là trung tâm giao lưu văn hóa của người dân Hà Nội. Với nhiều người việc ngồi vỉa hè, uống cốc trà, nói chuyện phiếm đã trở thành một thói quen hàng ngày. Tại quán trà đá vỉa hè những người khách xa lạ có thể thoải mái chia sẻ với nhau những câu chuyện trong nhà ngoài ngõ, lối ứng xử xã hội của người này người kia, những câu chuyện bếp núc của công sở, thông tin liên quan đến thời sự, chính trị - xã hội...

Vỉa hè Hà Nội còn là không gian lý tưởng tổ chức các hoạt động nghệ thuật ngoài trời. Các con phố nằm trong khu phố đi bộ xung quanh Hồ Gươm như Đồng Xuân, Mã Mây, Tạ Hiện, Đinh Tiên Hoàng... thường xuyên được các nhóm nhạc lựa chọn làm nơi trình diễn các loại hình nghệ thuật. Các hoạt động như trình diễn âm nhạc, trò chơi dân gian, vẽ... đã góp phần làm cho vỉa hè Hà Nội càng thêm sôi động và hấp dẫn du khách hơn.

Tất cả những mưu sinh thường ngày, những sinh hoạt ẩm thực, vui chơi giải trí... vỉa hè Hà Nội đã trở thành một không gian văn hóa vô cùng đặc sắc. Với mỗi người dân Hà Nội, những người từng sống ở Hà Nội, du khách đã có dịp đến tham quan Hà Nội... đều sẽ có những kỷ niệm khó quên về vỉa hè Hà Nội.

ThS Lý Viết Trường (Viện Việt Nam học và Khoa học Phát triển, ĐHQGHN)
TIN LIÊN QUAN

Công an tỉnh Quảng Ninh điều động nhiều chức vụ

Lương Hà |

Quảng Ninh - Công an tỉnh Quảng Ninh vừa tổ chức lễ công bố quyết định về việc điều động, bổ nhiệm chức vụ.

Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường thăm chính thức Việt Nam

Thanh Hà |

Bộ Ngoại giao Việt Nam ra thông cáo tối 8.10 về chuyến thăm của Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường.

Cứu hộ đưa người dân thoát khỏi vùng cô lập do mưa lũ

HOÀI THANH |

Lâm Đồng - Các lực lượng cứu hộ đã nỗ lực sơ tán các hộ dân có nhà cửa bị ngập sâu và cô lập trong mưa lũ.

Nhập 176.980 người của huyện Yên Dũng vào TP Bắc Giang

PHẠM ĐÔNG |

Từ ngày 1.1.2025 sẽ nhập toàn bộ diện tích tự nhiên là 191,74km2, quy mô dân số là 176.980 người của huyện Yên Dũng vào TP Bắc Giang.

Đồng tình với đề xuất về cán bộ công đoàn chuyên trách

Bảo Hân - Hải Nguyễn |

Nhiều ý kiến đồng tình với đề xuất Tổng LĐLĐVN được quyết định số lượng cán bộ công đoàn chuyên trách là người làm việc theo hợp đồng lao động.

Cập nhật giá vàng chốt phiên 8.10: Vàng nhẫn cao chót vót, khó mua

Khương Duy |

Cập nhật giá vàng chốt phiên 8.10: Vàng nhẫn trơn giảm nhẹ, tuy nhiên việc mua vào thời điểm này rất khó mua.

Cận cảnh bữa ăn sinh viên ĐH Bách khoa sau vụ tố cơm thừa

Nhóm PV |

Hiện Đại học Bách khoa Hà Nội đã cải thiện chất lượng bữa ăn cho sinh viên học Giáo dục Quốc phòng và An ninh tại trường.

Chiếm 2.800m2 đất, doanh nghiệp chỉ phải nộp 6,1 triệu đồng

QUANG ĐẠI |

Nghệ An - Xây dựng trái phép trên diện tích 2.800m2, một doanh nghiệp tại huyện Diễn Châu chỉ phải nộp ngân sách số tiền 6,1 triệu đồng.