Nhà báo Phan Đăng: Có một thế giới khác ngoài bóng đá

Đăng Huỳnh |

Đây là lần đầu tiên tôi ngồi đối thoại với nhà báo Phan Đăng trên tư cách công việc. Và cái cảm giác đầu tiên ấy nó cũng đến “run rẩy” giống như cảm xúc mà anh đã từng chia sẻ ở buổi ghi hình đầu tiên cho chương trình “Ai là triệu phú”. Như anh nói thì cảm xúc đầu tiên trong tất cả các va chạm của con người  đều là thứ xúc cảm trác tuyệt mà thượng đế ban tặng cho con người. Còn sau sự “run rẩy” ấy, từ “Ai là triệu phú”, khán giả sẽ biết nhiều hơn đến Phan Đăng ở một thế giới khác ngoài bóng đá. 

Trước tiên, xin chúc mừng nhà báo Phan Đăng đã có thêm một thử thách mới trong cuộc đời khi lần đầu tiên làm MC của chương trình “Ai là triệu phú”. Khi nhận lời tham gia chương trình này, anh nghĩ gì về hai từ “triệu phú” và có nghĩ mình sẽ trở thành “triệu phú” của điều gì đó không?

Tôi nhận được cuộc gọi từ biên tập viên VTV mời đến casting (thử vai - PV). Lúc đầu, tôi có hơi ngại nên chưa nhận lời ngay, sau đó tôi đồng ý và coi đó như một sự trải nghiệm đầu tiên. Từ thời điểm đi casting đến khi được chọn diễn ra rất nhanh, và gấp gáp nên đó cũng được coi là sự trải nghiệm thứ 2. Rồi khi tôi ngồi ghế đối diện với cái ghế nóng mà trước đây mình chỉ thấy trên tivi thì đó là trải nghiệm thứ 3. Đến lúc lên hình, được dư luận đánh giá, khen chê lại là sự trải nghiệm thứ 4. Và như vậy, có thể nói vui rằng tôi sẽ là triệu phú của những trải nghiệm...

Khán giả biết đến cái tên Phan Đăng nhiều hơn trong vai trò là nhà báo thể thao với tài hùng biện và góc nhìn vấn đề sâu sắc, triết lý. Bây giờ anh sẽ có đất diễn ở chương trình liên quan đến nhiều lĩnh vực hơn. Anh có mục tiêu gì cho bản thân sau khi đến với sân chơi này?

Trong vai trò của một nhà báo, làm báo in, tôi là một người viết thuần tuý, và đấy là câu chuyện của tư duy, chữ nghĩa. Còn khi đóng vai trò nhà báo - khách mời trên truyền hình thì đấy là câu chuyện của tư duy, ngôn ngữ, giọng điệu và hình ảnh. Bây giờ tôi lại trải nghiệm ở vai trò nhà báo - MC, có những khác biệt đáng kể đấy. Trong vai trò khách mời trước đây, mình có thể trò chuyện tự nhiên, thoải mái, còn bây giờ phải tuân theo những fomat nhất định mà chương trình đưa ra. Thêm nữa, ở vai trò mới, mình phải cố gắng điều tiết cuộc chơi. Ví dụ gặp những người nào hồi hộp quá thì phải giúp họ lấy lại sự tự tin. Ngược lại, gặp người chơi tự tin quá, có cái tôi lớn quá thì lại phải tìm cách phải kéo họ xuống trạng thái cân bằng.

Tôi không muốn mang người tiền nhiệm Lại Văn Sâm ra để so sánh với anh, bởi dù với bất kỳ ai thay thế thì sự so sánh ấy là điều rất khập khiễng. Thế nhưng, ngay sau số đầu tiên phát sóng, tôi đồng quan điểm với nhiều người rằng sự khởi đầu ấy không đặc sắc nhưng rõ ràng đã có sự khác biệt đáng chờ đợi ở Phan Đăng. Còn những ý kiến trái chiều khác có khiến anh vì áp lực mà chạy theo lối mòn của người cũ?

Tôi đã gắn với truyền thông được hơn 10 năm. Khi đứng trong tư cách là nhà báo viết báo và nhà báo khách mời truyền hình cũng đã nhận được nhiều ý kiến khen chê rồi, nên bây giờ với tôi, thật lòng điều này không còn lạ lẫm. Trước những ý kiến khen - chê ấy tôi luôn giữ thái độ cầu thị và lắng nghe.

Ngày xưa tôi chỉ đóng vai trò khách mời truyền hình, còn chủ cuộc chơi là đạo diễn, là MC. Nếu họ thấy tôi không hợp với chương trình thì sẽ không tiếp tục mời. Nhưng bây giờ thì khác, tôi tham gia vào êkíp làm nên một chương trình. Và để một sản phẩm truyền hình đến được với khán giả thì ý kiến của khán giả là rất quan trọng. Tôi cho rằng, khán giả chính là thượng đế. Cho nên trước đây mình nghe một thì bây giờ phải nghe mười. Phải luôn luôn lắng nghe và biết ơn những nhận xét, đóng góp của khán giả, chắc chắn là như thế!

Nhiều nghệ sĩ, MC đến với một chương trình games show vì tiền bạc, quan hệ và danh tiếng. Còn anh đến với “Ai là triệu phú” vì điều gì?

Đơn giản là vì sự trải nghiệm.

Khi nhận lời làm MC cho “Ai là triệu phú”, tôi nghĩ bản thân anh cũng đang tham gia một “cuộc chơi” về mặt hình ảnh, dư luận và của cả nhà tổ chức. Có bao giờ anh nghĩ đến những rủi ro truyền thông mà mình có thể sẽ gặp không?

Trong cuộc sống, làm bất cứ điều gì cũng có sự rủi ro. Chỉ có điều mình xác định tâm lý thế nào thôi. Tôi đang là một nhà báo và sau này cũng vậy, việc làm MC chỉ là một trải nghiệm thêm. Và dù sau đó bất luận có điều gì xảy ra thì nó cũng cho mình cơ hội trải nghiệm, đó là điều đáng quý.

Như khi tôi ghi hình số đầu tiên, tôi phát biểu với báo chí rằng, mình cảm thấy “run rẩy”. Có chị đồng nghiệp nói với tôi rằng ngay cả khi có “run” thật thì cũng phải giấu đi, không nên nói trong trường quay, và đặc biệt nói với báo chí điều ấy. Nhưng tôi đã và sẽ không bao giờ làm thế, như bạn thấy đấy tôi hơn một lần chủ động nói ra điều ấy. Vì tôi đã sống, đã làm báo, đã trải nghiệm rồi, và tôi thấy cái cảm giác ban đầu ấy thú vị vô cùng.

Cách đây 10 năm, khi bắt đầu viết báo, tôi run rẩy khi những bài viết đầu tiên được lên trang, nhưng bây giờ thì tuyệt đối không còn cảm giác ấy nữa. Hồi mới làm khách mời của các chương trình truyền hình cũng thế, tôi cũng có cảm giác run rẩy đáng yêu ấy, nhưng bây giờ thì không còn. Nhiều lúc tôi còn tự hỏi: Bao giờ mình có thể được trở lại với cảm giác ban đầu ấy nữa đây? Bạn cứ nghĩ thế này nhé, khi chúng ta yêu người yêu đầu tiên, chúng ta run rẩy tột độ. Đến khi yêu người thứ 2, thứ 3... có thể vẫn run, nhưng cảm giác sau này mãi mãi không thể giống với cảm giác ban đầu đúng không? Thế nên ông Thế Lữ mới viết là: “Cái thuở ban đầu lưu luyến ấy/Nghìn năm hồ dễ đã ai quên?”. Cảm xúc đầu tiên trong tất cả các va chạm của con người đều là một thứ xúc cảm trác tuyệt mà thượng đế ban tặng, thế thì tại sao phải giấu diếm, phải che đậy nó đi nhỉ? Nếu vì sợ hãi một cái gì đó mà cứ phải cố gồng lên để nói những cái không thật là mình, không đúng là của mình thì buồn lắm!

Chắc chắn sau chương trình này, khán giả sẽ biết đến Phan Đăng nhiều hơn ở một thế giới khác ngoài bóng đá. Anh có nghĩ mình sẽ xây dựng được một thương hiệu riêng?

Khi tôi bắt đầu viết báo, tôi không hề đặt ra mục tiêu là phải xây dựng bản thân thành một thương hiệu này nọ đâu. Mọi thứ cứ tự nhiên, bình thường, tuần tự diễn ra... và sau này những cái gì có thể đến thì tự nó đến, thế thôi. Và bây giờ, trong một trải nghiệm, một vai trò mới, tôi vẫn giữ nguyên quan điểm làm nghề ấy. Hãy cứ giản dị, tự nhiên thế, chứ không phải cố gồng lên để làm gì cả. Trong cuộc sống, chưa bao giờ tôi cố gồng mình lên trong bất cứ chuyện gì.

Xin cảm ơn anh!

Đăng Huỳnh
TIN LIÊN QUAN

Đề xuất nghỉ học thứ Bảy: Liệu có giảm áp lực?

ANH ĐỨC |

Nhiều địa phương đã triển khai hoặc lấy ý kiến việc cho học sinh nghỉ học thứ Bảy, tức chỉ học 5 ngày/tuần.

Toàn văn Tuyên bố chung Việt Nam - Cuba

. |

Chuyến thăm của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm là dấu mốc quan trọng trong quan hệ hai nước, đưa quan hệ Việt Nam - Cuba bước sang một giai đoạn mới.

Chiêm ngưỡng cây đa hơn 3 thế kỉ trong sân đình cổ Hải Phòng

Mai Dung |

Hải Phòng - Gần 340 năm tồn tại, cây đa ở sân đình Tiểu Trà (quận Dương Kinh, Hải Phòng) vẫn 4 mùa xanh tốt, "che chở" cho biết bao thế hệ người dân nơi đây.

Thời điểm Quân khu 7 tiếp nhận các đơn vị thuộc Quân đoàn 4

PHẠM ĐÔNG |

Từ ngày 23.9 - 27.9, các cơ quan đã trao quyết định điều động, bổ nhiệm nhiều sĩ quan quân đội và Quân khu 7 chuẩn bị tiếp nhận các đơn vị thuộc Quân đoàn 4.

Hơn 200 tỉ phú đến Hạ Long, nhiều người đi bằng du thuyền

Nguyễn Hùng |

Quảng Ninh - Hàng trăm tỉ phú sẽ dự Lễ hội “Nghệ thuật vì khí hậu” tại Hạ Long vào tháng 1.2025, trong đó nhiều người sẽ đến Hạ Long bằng siêu du thuyền.

Nhà ở xã hội Hạ Đình chậm tiến độ, cò đất vẫn rao bán rầm rộ

Nhóm phóng viên |

Hà Nội - Dự án nhà ở xã hội thuộc khu đô thị Hạ Đình chậm tiến độ nhiều năm, thế nhưng, cò đất vẫn rao bán rầm rộ trên mạng xã hội.

Giá vàng đột ngột sụt giảm trước dữ liệu kinh tế Mỹ

Khương Duy |

Giá vàng thế giới đêm qua liên tục sụt giảm. Kim loại quý này đã đánh mất mốc tâm lý quan trọng 2.650 USD/ounce.

Bích Tuyền có thể chạm trán đối chuyền số 1 thế giới Paola Egonu

HOÀNG HUÊ |

Việc LPB Ninh Bình giành vé dự giải vô địch các câu lạc bộ thế giới 2024 giúp tay đập Bích Tuyền có cơ hội chạm trán đối chuyền số 1 thế giới Paola Egonu.