Khủng bố ở xứ sở Pharaoh

NGẠC NGƯ |

Ai Cập còn được gọi là xứ sở của các Pharaoh, hiện thân cho nền văn minh xa xưa ở đất nước này. Cả trước cũng như sau cái gọi là Mùa xuân Arab, khủng bố vẫn xảy ra ở nơi đây. Nhưng gây thiệt hại lớn nhất từ trước tới nay thì chỉ có vụ đánh bom và xả súng hôm 24.11 vào nhà thờ Hồi giáo ở vùng Sinai.

Hơn 300 người thiệt mạng, hơn 100 người khác bị thương. Chưa thấy có tổ chức hay lực lượng nào đứng ra nhận trách nhiệm mà người ta cho rằng một nhóm có liên quan đến tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) là thủ phạm.

Dấu ấn mới của trào lưu cực đoan hoá

Trước đây, khủng bố ở Ai Cập liên quan chủ yếu đến mối xung khắc giữa các cộng đồng sắc tộc và tôn giáo ở trong nước, cũng như liên quan đến mối quan hệ của nước này với Israel, Palestine và với một số nước khác trong thế giới Arab.

Vụ việc vừa rồi ở vùng Sinai là dấu ấn mới của trào lưu cực đoan hoá trong cộng đồng người theo đạo Hồi ở Ai Cập và khu vực, đồng thời cũng phản ánh tác động của tình hình chính trị an ninh chung, của chiến tranh và xung đột, đặc biệt của việc IS điều chỉnh định hướng chiến lược trước nguy cơ bị đánh bại hoặc đánh bật khỏi Iraq và Syria. Không phải mãi đến tận bây giờ mà đã từ khá lâu nay, IS đã đề ra và thực thi chiến lược chuyển hoạt động từ trung tâm là Iraq và Syria ra những nước xung quanh và những khu vực khác nữa trên thế giới.

Có thể thấy là không chỉ có ở Ai Cập mà gần như ở mọi nơi trên thế giới có người theo đạo Hồi sinh sống, có mối bất hoà giữa các cộng đồng sắc tộc và tôn giáo với nhau và với chính phủ sở tại, có sự không hài lòng và bất bình của người theo đạo Hồi về điều kiện sống và bị phân biệt đối xử, thì các lực lượng và tổ chức khủng bố hay Hồi giáo cực đoan đều nhằm tới để lây lan ảnh hưởng, kích động bạo lực và xung đột. Chẳng phải chính IS cũng đã ra đời nhờ những đặc thù trong bối cảnh tình hình chính trị an ninh, xã hội và tôn giáo ở Iraq sau chiến tranh hay sao? IS xâm nhập sang Syria chẳng phải bởi ở đó bùng phát cuộc huynh đệ tương tàn và có sự can thiệp từ bên ngoài hay sao?

Sinai là nơi vẫn thường xảy ra khủng bố và bạo lực. Năm 2014, bạo lực và khủng bố ở đây đã đến mức chính phủ phải áp đặt tình trạng khẩn cấp. Nguồn gốc khủng bố và bạo lực ở nơi đây bám rễ vào lịch sử xa xưa. Vùng này của Ai Cập bị Israel chiếm đóng sau cuộc chiến tranh năm 1967 và chỉ trả lại cho Ai Cập năm 1982 nhờ hoà ước giữa Ai Cập và Israel năm 1979. Dân ở đây chủ yếu là người Beduin, một cộng đồng sắc tộc và tôn giáo bản xứ thiểu số.

Ở Ai Cập, cộng đồng này bị coi là công dân hạng hai. Chính phủ Ai Cập trước đây không quan tâm nhiều đến đời sống của người dân ở đó nên hiện tại họ thuộc về những diện người có điều kiện sống tồi tệ nhất. Môi trường và điều kiện sống như thế của họ vô cùng thuận lợi cho các thế lực Hồi giáo cực đoan bên ngoài thâm nhập và biến họ trở thành vũ khí để thực hiện các mưu tính chính trị.

Giải pháp gốc rễ

Chính phủ hiện tại ở Ai Cập với chủ ý truy sát tổ chức Anh em Hồi giáo trên thực tế đã tạo thêm thuận lợi cho các tổ chức và lực lượng Hồi giáo cực đoan, cũng như khủng bố ở vùng Sinai. Bởi thế, việc Chính phủ Ai Cập thể hiện phản ứng mạnh mẽ bằng tấn công quân sự nhằm vào những kẻ khủng bố ở Sinai là cần thiết, nhưng rõ ràng chưa thể đủ và chưa giải quyết tận gốc rễ vấn đề khủng bố và bạo lực ở nơi đây. Giải pháp chỉ có thể lâu bền và dứt điểm khi kết hợp cả đối nội lẫn đối ngoại.

Để đối phó hiệu quả với trào lưu cực đoan hoá trong dân chúng ở vùng Sinai và ngăn ngặn sự lây lan ảnh hưởng của các lực lượng và tổ chức Hồi giáo cực đoan và khủng bố, đặc biệt IS từ bên ngoài, chính phủ hiện tại ở Ai Cập phải mạnh mẽ và kiên quyết hơn nữa trong chống khủng bố ở trong nước, cũng như tham gia chống khủng bố và cực đoan ở bên ngoài, đồng thời phải nhanh chóng có biện pháp chính sách cải thiện thực sự điều kiện sống của người dân ở đó. Sâu xa hơn nữa là phải thực thi hoà giải và hoà hợp dân tộc thực sự. Sau và cùng với những cuộc tấn công quân sự nhằm trực diện vào IS và các lực lượng khủng bố khác, chính phủ nước này phải quan tâm đến việc phát triển kinh tế và xã hội, gắn kết người dân vào việc duy trì an ninh và ổn định của cả đất nước.

Khủng bố mới xảy ra ở xứ sở các Pharaoh cảnh báo không chỉ Ai Cập mà còn tất cả các nước trong khu vực về sự biến thái và lây lan của khủng bố sau khi IS bị đánh bật ra khỏi Iraq và Syria hoặc bị tiêu diệt.

NGẠC NGƯ
TIN LIÊN QUAN

PGS Đặng Bích Hà an nghỉ bên Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại Vũng Chùa - Đảo Yến

CÔNG SÁNG |

Quảng Bình - Sáng 29.9, lễ an táng PGS Đặng Bích Hà - Phu nhân Đại tướng Võ Nguyên Giáp được tổ chức tại Vũng Chùa - Đảo Yến.

Sạt lở 300m trên QL2, vùi lấp người và nhiều phương tiện

Nguyễn Hoàn |

Hà Giang - Vụ sạt lở đất nghiêm trọng trên tuyến Quốc lộ 2 đoạn qua huyện Bắc Quang khiến 11 người bị thương và mất tích, nhiều phương tiện bị cuốn trôi.

Cầu thủ Việt là nạn nhân của trò đùa trên mạng xã hội

MINH PHONG |

Trước Công Phượng, nhiều cầu thủ như Quang Hải, Văn Hậu hay Văn Toàn từng là nạn nhân của các trò đùa trên mạng xã hội sau khi xuất ngoại thất bại.

Cây mai cổ xù kỳ mỹ ở Kiên Giang xác lập kỷ lục Việt Nam

NGUYÊN ANH |

Kiên Giang - Cổ xù kỳ mỹ là cây mai vàng kiểng cổ, xù chảy toàn thân, dáng trực một cốt đạt giá trị độc bản tại Việt Nam.

Điều chuyển 2 sư đoàn bộ binh của Quân đoàn 4

Lam Duy |

Sư đoàn bộ binh 7 và Sư đoàn bộ binh 309 sẽ được điều chuyển từ Quân đoàn 4 về Quân khu 7.

Bánh lá liễu độc lạ của người Tiều ở Chợ Lớn

Thạch Lựu |

Với màu hồng bắt mắt, bánh lá liễu (hay bánh hồng đào) là món ăn truyền thống của người Triều Châu luôn có trong những dịp lễ, Tết.

Miền Bắc sắp chuyển mưa rất to, có nơi vượt mốc 200mm

AN AN |

Cơ quan khí tượng dự báo từ chiều tối 29.9, miền Bắc chuyển mưa rào và dông. Trọng tâm mưa ở khu vực trung du và vùng núi.

Tàu trật bánh hai lần trong một ngày khi qua Huế

PHÚC ĐẠT |

HUẾ - Chỉ trong một ngày, tàu khi qua địa bàn Thừa Thiên Huế trật bánh hai lần.