Smartphone không chỉ khiến chúng ta “đần” đi mà còn nhạt đi!

Lâm Lê |

Mỗi năm cứ đến dịp “Tết đến Xuân về” là trên các phương tiện truyền thông và mạng xã hội lại nổ ra cuộc tranh cãi: “gộp Tết tây với Tết ta” hay “Tết đang nhạt dần”. Những cuộc tranh cãi này kiểu gì cũng xảy ra “khẩu chiến” giữa 2 phe: Tây với ta, “đậm” với “nhạt”.

Tôi thì luôn bảo vệ quan điểm, “cái gì của ta thì phải giữ, nhất là nó đã tồn tại từ bao đời”. Còn “đậm” hay “nhạt” là do cách sống của mỗi chúng ta. Lòng đang nhạt thì sẽ thấy tết nhạt thôi, chứ đậm sao nổi?

Điện thoại thông minh không chỉ khiến chúng ta “đần” đi mà còn nhạt đi!

Tại sao lòng lại đang nhạt? Bởi vì hầu hết chúng ta đều sống ảo, đều cắm mặt vào màn hình điện thoại vô tri hơn là những kết nối đời thường.

10 năm trước khi vào Sài Gòn, hình ảnh ấn tượng đập vào mắt tôi là những quán cà phê sáng, mỗi người ngồi một góc với một li cafe và tờ báo lớn che hết mặt. Hình ảnh ấy giờ đây gần như biến mất và thay vào đó, họ cắm mặt vào những chiếc điện thoại thông minh và không biết chúng đang dẫn họ đi đâu trong biển thông tin hỗn tạp trên mạng?

Không chỉ ở quán cafe mà cơn nghiện điện thoại còn khiến chúng ta ngày càng trở thành nô lệ cho chúng. Sáng thức dậy việc đầu tiên là check điện thoại. Tối đi ngủ, vật cuối cùng cũng là chiếc điện thoại. Ngồi đâu cũng check điện thoại, ngay cả trên giảng đường, trong cuộc họp, các cuộc gặp mặt và thậm chí ngay cả trên bàn ăn sum họp gia đình.

Thật mỉa mai, nhưng nhiều nhà khoa học đã chứng minh rằng, điện thoại thông minh đang ngày càng khiến não bộ của chúng ta bị “đần hóa”, mất tập trung và chỉ số IQ tụt giảm thê thảm. Một nghiên cứu tại đại học Texas tháng 6.2017 chỉ ra rằng, sự hiện diện liên tục của một chiếc điện thoại gây ra hiệu ứng chảy máu chất xám làm giảm trí thông minh và khả năng tập trung của người dùng. Điện thoại thông minh còn gây mất ngủ kinh niên, giảm năng suất lao động và đánh mất sự kết nối xã hội, người thân, bạn bè...

 
Điện thoại thông minh không chỉ khiến ta “đần” đi và nhạt đi là vì thế.

Muốn Tết “đậm” thì phải sống ‘đậm”!

Có phải Tết trong mắt mọi người đang dần nhạt đi, đặc biệt là trong mắt giới trẻ? Trong clip Pepsi thực hiện phỏng vấn dạo các bạn trẻ cho rằng Tết đang nhạt dần tạo được viral mạnh mẽ, tôi đọc được rất nhiều ý kiến phản đối.

Một trong những phản đối mà tôi thích nhất là ý kiến của một độc giả có tên Linh Catalya: “Sao không hỏi con nít mà hỏi chi mấy người đó, lòng họ nhạt nên nhìn tết thấy nhạt thôi. Chứ tết anh chị em gia đình sum họp, tôi già vẫn thấy hạnh phúc nhé. Giàu ăn kiểu giàu, nghèo ăn kiểu nghèo, miễn đông đủ thành viên”.

Đúng vậy, trong khi nhiều bạn trẻ suốt ngày than vãn Tết nhạt (và không chỉ Tết) thì những đứa trẻ và người lớn tuổi vẫn háo hức với cái Tết cổ truyền của dân tộc. Bởi đây là dịp quan trọng nhất của người Việt để gia đình, người thân, bạn bè sum vầy, đoàn tụ sau một năm làm việc vất vả. Đây là dịp để nhớ về tổ tiên, để thắp nén hương lên bàn thờ, tưởng nhớ về những người thân đã khuất.

Là dịp để chúng ta nhận ra rằng “family always comes first” (gia đình là số 1) như thông điệp tuyệt vời trong bộ phim hoạt hình Coco xuất sắc gần đây.

Một điều nữa luôn khiến tôi ngạc nhiên là giới trẻ hùa theo những lễ hội của Tây thì rất nhanh, rất háo hức, từ lễ Valentine, lễ hội Halloween, Noel và thậm chí cả lễ Thanksgiving (Lễ Tạ ơn của người Mỹ không liên quan gì đến người Việt)... nhưng đến những ngày lễ, tết của dân tộc thì đăng đàn phản pháo cho rằng nhạt, cũ, tốn kém, phiền nhiễu, giảm năng suất lao động.

Tết Nguyên đán đâu chỉ là một dịp nghỉ lễ mà còn là dịp để chúng ta trở về, đoàn viên với cả gia đình bên mâm cơm chiều 30, ngửi mùi nhang trầm linh thiêng cúng tổ tiên ông bà trước giờ khắc Giao thừa và hân hoan chào đón năm mới vào sáng mùng Một Tết.

Và hơn thế, với tôi, những giá trị và tập tục văn hóa truyền thống của người Việt được gìn giữ và phát huy nhiều nhất trong những ngày Tết cổ truyền.

 
 

Những giá trị tinh thần đậm đà đó chắc chắn không thể nào khiến Tết nguyên đán của người Việt nhạt được. Tết chỉ nhạt vì chúng ta sống nhạt, vì chúng ta đánh mất kết nối với người thân, bạn bè; và thay vì “family always comes first” thì nhiều người trong chúng ta lại chọn “smartphone always comes first” thôi.

Pepsi “muối” có thật không? Tôi không tin lắm và cho rằng đây chỉ là một “metaphor” (ẩn dụ) để cảnh báo đến lối sống thờ ơ, bàng quan của giới trẻ trước văn hóa và truyền thống dân tộc hay sức mạnh kết nối của tình thân gia đình trong dịp Tết.

Muốn tết đậm thì các bạn phải sống đậm thôi. Và muốn sống đậm, tết “đậm” thì việc đầu tiên là hãy chọn “family comes first” thay vì “smartphone comes first”!

Lâm Lê
TIN LIÊN QUAN

Cập nhật kiến thức mới cho cán bộ Công đoàn chủ chốt

Bảo Hân |

Sáng 1.10, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam khai giảng lớp bồi dưỡng, cập nhật kiến thức, kỹ năng dành cho Công đoàn cấp tỉnh, ngành Trung ương.

Biến mỏ đá bỏ hoang ở Hóa An thành khu du lịch 9.000 tỉ đồng?

MINH CHÂU |

Đồng Nai - Mỏ đá bỏ hoang ở phường Hóa An, TP Biên Hòa được ví như "tuyệt tình cốc" nhưng rất nguy hiểm, nhiều bạn trẻ vẫn vô tư chụp hình ngắm cảnh.

Sai phạm ở dự án Ba Hồ - Bản Chùa, 13 cá nhân bị kiểm điểm

HƯNG THƠ |

QUẢNG TRỊ - Liên quan đến những sai phạm nghiêm trọng ở dự án Ba Hồ - Bản Chùa, 13 cá nhân liên quan và tập thể bước đầu đã bị kiểm điểm trách nhiệm.

Thời điểm không khí lạnh tác động mạnh nhất đến miền Bắc

AN AN |

Cơ quan khí tượng nhận định do tác động của không khí lạnh, từ đêm 2.10, nhiệt độ ở miền Bắc tiếp tục suy giảm.

Dự báo mới nhất đường đi và cường độ siêu bão số 5 Krathon

AN AN |

Cơ quan khí tượng cho biết siêu bão số 5 Krathon ở trên vùng biển đông bắc của khu vực Bắc Biển Đông sẽ di chuyển chậm theo hướng tây tây bắc trong 24 giờ tới.

Kiểm tra vụ đất "chưa sạch" mang đi đấu giá ở Khánh Hòa

Hữu Long |

Khánh Hòa - Địa phương sẽ kiểm tra vụ đất "chưa sạch" nhưng xã tổ chức đấu giá, khiến người dân dù trúng đấu giá đất nhưng chưa được giao.

Lý do người dân không đồng tình vụ bồi thường bò sữa bị chết

HOÀI THANH |

Lâm Đồng - Nhiều hộ gia đình có bò sữa bị chết sau khi tiêm vaccine phòng bệnh cho rằng, mức giá bồi thường công ty đưa ra rất thấp, khó tái đầu tư lại.

TPHCM nâng đường nối 3 quận lên cao độ 2,1m để chống ngập

NHƯ QUỲNH |

Ngoài việc xây dựng bờ kè, TPHCM sẽ nâng mặt đường Trần Xuân Soạn theo cao độ quy hoạch 2,1m để ứng phó tình trạng ngập úng suốt nhiều năm qua.