Mũ quan triều Nguyễn và những cổ vật Việt Nam may mắn hồi hương

Hoàng Văn Minh – Cát Tường |

Nhiều cổ vật quý hiếm của Việt Nam lưu lạc ở nước ngoài như mũ quan triều Nguyễn, chuông chùa Ngũ Hộ... đã quay trở lại Việt Nam nhờ Công ước UNESCO 1970 cũng như chính sách xã hội hóa.

Cục Di sản Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch cho biết, với sự tham gia tích cực của Việt Nam trong việc thực thi các hướng dẫn của Công ước UNESCO 1970, thời gian qua, một số nước đã điều tra và hoàn trả một số cổ vật có nguồn gốc Việt Nam.

Đồng thời, những năm gần đây có một số cá nhân, tổ chức đã tham gia đấu giá cổ vật có nguồn gốc Việt Nam và hiến tặng cho các bảo tàng, di tích, như xe kéo của Hoàng Thái hậu Từ Minh được đưa về Huế năm 2015; cổ vật mũ quan đại thần và áo Nhật Bình triều Nguyễn năm 2021.

Nhật Bản hoàn trả chuông chùa Ngũ Hộ (năm 1978)

Đây là quả chuông đồng có hình ống, cao 1 mét, đường kính 42cm, nặng khoảng 120kg, bên trên có chạm hình con rồng hai đầu, bốn phía có khắc bốn chữ “Ngũ Hộ Tự Chung”.

Vào đầu những năm 40 của thế kỷ trước, quân đội Nhật chiếm đóng Bắc Ninh đã dùng chùa Ngũ Hộ làm xưởng gỗ và khi phát hiện giá trị của quả chuông này, họ đã lấy quả chuông này về Nhật.

Cuối tháng 9 năm 1977, tại thủ đô Tokyo, luật sư Watanabe Takuro phát hiện một quả chuông đồng rất đẹp treo tại một cửa hàng bán đồ cổ ở phố Ginza. Ông đã ghi chép lại 1.500 chữ hán khắc ở thân chuông để nghiên cứu.

 
Chuông chùa Ngũ Hộ sau khi trở lại "đất mẹ".

Sau khi xác định đây là một quả chuông quý của Việt Nam thuộc chùa Ngũ Hộ, sư cụ Onishi chủ trì chùa Kiyomizu Kyoto, nhà sư Fujii chủ trì chùa Zan Myohoji, nhà văn Matsumoto Seicho đã ra lời kêu gọi mọi người trong cả nước Nhật Bản hãy cùng nhau góp sức, góp tiền mua lại quả chuông đó gửi trả cho người chủ của nó là nhân dân Việt Nam để cho tiếng chuông hòa bình vang lên khắp thế giới.

Chỉ sau hai tháng, hội hoàn hương chuông cổ đã quyên góp được 9,6 triệu yên để mua lại quả chuông.

Ngày 14.6.1978, một buổi lễ trao trả chuông cho Việt Nam đã diễn ra tại chùa Quán Sứ (Hà Nội).

Đấu giá thành công xe kéo của Hoàng Thái hậu Từ Minh (năm 2015)

 
Xe kéo của Hoàng Thái hậu Từ Minh được đưa về Huế vào năm 2015.

Năm 2015, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đã đấu giá thành công xe kéo của vua Thành Thái tặng cho mẹ là Hoàng thái hậu Từ Minh để dạo chơi trong vườn ngự uyển bằng hình thức xã hội hóa.

Chiếc xe cùng với long sàng được đưa ra bán đấu giá tại Chateau de Cheverny - Pháp. Giá khởi điểm của nhà đấu giá Rouillac đưa ra là 1.000 Euro.

Sau nhiều bước giá với sự cạnh tranh khá khốc liệt của nhiều tổ chức tham gia, cuối cùng, chiếc xe kéo cũng được tỉnh Thừa Thiên Huế đấu giá thành công với tổng kinh phí 55.800 Euro.

Sau khi đấu giá cổ vật thành công, chiếc xe đã về đến Huế ngày 25.4.2015 sau hơn 100 năm “lưu lạc” xứ người.

Đức trao trả cho Việt Nam 18 cổ vật (năm 2018)

 
Các cổ vật có niên đại hàng nghìn năm tuổi được Đức trao trả vào năm 2018.

Ngày 9.8.2018, tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia đã diễn ra Lễ tiếp nhận hiện vật do Đại sứ quán Việt Nam tại Cộng hòa Liên bang Đức bàn giao.

Đây là 18 hiện vật do Cơ quan phòng chống tội phạm Công an Berlin thu giữ tại cửa hàng một thương nhân Việt Nam từ cuối năm 2016.

Ngày 28.3.2018, đại diện Cảnh sát Berlin và Bộ Văn hóa Đức đã tiến hành bàn giao cho Đại sứ quán Việt Nam tại Đức các hiện vật trên.

18 hiện vật được bàn giao gồm 10 hiện vật chất liệu đá, 8 hiện vật chất liệu đồng, là công cụ sản xuất và vũ khí của người xưa.

Trong đó, có 5 hiện vật văn hóa Đồng Nai cách ngày nay 4.000 - 3.500 năm; 5 hiện vật Hậu kì Đá mới, Sơ kì Kim khí Tây Nguyên cách ngày nay 4.000 - 3.500 năm; 8 hiện vật văn hóa Đông Sơn cách ngày nay 2.500 - 2.000 năm.

Mũ quan đại thần và áo Nhật Bình triều Nguyễn (năm 2021)

 
Chiếc áo Nhật Bình trong một buổi triển lãm tại Huế.

Tháng 10.2021, một chiếc mũ quan triều Nguyễn còn nguyên vẹn và một chiếc áo Nhật Bình cũng của triều Nguyễn đưa lên sàn đấu giá ở Tây Ban Nha.

Một doanh nghiệp Việt Nam - Công ty Cổ phần Tập đoàn Sunshine - đã đấu giá thành công hai cổ vật này (mũ quan giá 650.000 Euro, khoảng 16 tỉ đồng Việt Nam, chưa tính thuế và phí; áo Nhật Bình  cũng được chốt bán với giá 160.000 Euro chưa tính thuế và phí).

Theo ước tính, ngoài tiền đấu giá, cộng thêm thuế và phí, hai món cổ vật này nếu về đến Việt Nam, người đấu giá sẽ "mất" khoảng 35 tỉ đồng Việt Nam. Sau đó doanh nghiệp này đã tặng hai cổ vật này cho tỉnh Thừa Thiên Huế vào tháng 4.2022.

Hoa Kỳ trao trả cổ vật buôn bán trái phép cho Việt Nam (năm 2022)

 
Các cổ vật của Hoa Kỳ trao trả chưa xác định được niên đại.

Ngày 5.8.2022, Cục Điều tra liên bang Mỹ (FBI) trao trả cho Đại sứ quán Việt Nam tại Mỹ một số cổ vật chưa rõ niên đại nhưng được xác định có nguồn gốc từ Việt Nam.

Đại diện FBI cho biết số cổ vật này nằm trong đợt thu giữ tài sản văn hóa lớn nhất trong lịch sử của cơ quan này với hơn 7.000 hiện vật, cổ vật văn hóa.

Số cổ vật/hiện vật trên bị một người Mỹ lưu giữ trái phép và trước khi qua đời, người này đã bày tỏ mong muốn trao trả chúng về với cộng đồng, quốc gia gốc.

Sau khi phân loại, lưu trữ và phối hợp thẩm định, FBI xác định được có một số cổ vật có nguồn gốc Việt Nam, cụ thể gồm 1 chiếc bình/nồi, 1 bộ dụng cụ gồm 8 mảnh đồng và 1 rìu đá, chưa rõ chính xác niên đại.

Hoàng Văn Minh – Cát Tường
TIN LIÊN QUAN

Ấn vàng triều Nguyễn 70 tỉ từng vỡ mộng hồi hương vì điều kiện đặc biệt

Cát Tường - Hoàng Văn Minh |

Liên quan ấn vàng triều Nguyễn - Hoàng đế chi bảo, theo ông Nguyễn Phước Bửu Nam - Chủ tịch Hội đồng Nguyễn Phúc tộc Việt Nam, nhiều năm trước, khi bà Monique Baudot - vợ hợp pháp của cựu hoàng Bảo Đại còn sống đã từng có ý định bàn giao chiếc ấn này về cho Nhà nước Việt Nam.

Hành trình lưu lạc của ấn vàng triều Nguyễn - Hoàng đế chi bảo

Cát Tường - Hoàng Văn Minh - Dương Anh |

Ấn vàng triều Nguyễn - "Hoàng đế chi bảo" từng được vua Bảo Đại bàn giao cho chính quyền cách mạng trong lễ thoái vị năm 1945 đang được đấu giá tại Pháp, với giá khởi điểm từ 2-3 triệu Euro.

Huế ứng dụng kỹ thuật ghi hình không gian ba chiều vào trưng bày cổ vật

Tường Minh |

Huế - Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế ứng dụng kỹ thuật ghi hình không gian ba chiều holography vào công tác trưng bày cổ vật tại Điện Long An.

Tiễn biệt PGS Đặng Bích Hà về với Đại tướng Võ Nguyên Giáp

Vương Trần |

Hạnh phúc lớn nhất cuộc đời của PGS Đặng Bích Hà là gắn bó với Đại tướng Võ Nguyên Giáp, làm hậu phương vững chắc, để Đại tướng chuyên tâm việc nước, việc quân.

Mục sở thị cảnh người Thụy Sĩ bơi sông về nhà sau giờ làm

Ninh Phương |

Thụy Sĩ - Người dân ở đất nước đắt đỏ bậc nhất châu Âu thường rủ nhau bơi sông về nhà hoặc thư giãn sau giờ làm.

Hoàn thành mở rộng đường ùn tắc triền miên ở Hà Nội

HỮU CHÁNH |

Hà Nội - Dự án nâng cấp đường Xuân Diệu, vốn đầu tư gần 400 tỉ đồng về đích sau nhiều năm ì ạch thi công.

Bão gần Philippines mạnh lên dữ dội, sóng cao 8m

Khánh Minh |

Theo dự báo bão mới nhất, bão Julian (tên quốc tế là Krathon) đã mạnh lên thành bão nhiệt đới dữ dội và không loại trừ tăng cấp thành siêu bão.

Bảo vệ trẻ em trước vấn nạn bạo hành

lệ hà |

Cần ngăn chặn và ứng phó với bạo hành, đảm bảo an toàn cho trẻ em là một khía cạnh quan trọng nhằm tăng cường hệ thống bảo vệ trẻ em Việt Nam.

Ấn vàng triều Nguyễn 70 tỉ từng vỡ mộng hồi hương vì điều kiện đặc biệt

Cát Tường - Hoàng Văn Minh |

Liên quan ấn vàng triều Nguyễn - Hoàng đế chi bảo, theo ông Nguyễn Phước Bửu Nam - Chủ tịch Hội đồng Nguyễn Phúc tộc Việt Nam, nhiều năm trước, khi bà Monique Baudot - vợ hợp pháp của cựu hoàng Bảo Đại còn sống đã từng có ý định bàn giao chiếc ấn này về cho Nhà nước Việt Nam.

Hành trình lưu lạc của ấn vàng triều Nguyễn - Hoàng đế chi bảo

Cát Tường - Hoàng Văn Minh - Dương Anh |

Ấn vàng triều Nguyễn - "Hoàng đế chi bảo" từng được vua Bảo Đại bàn giao cho chính quyền cách mạng trong lễ thoái vị năm 1945 đang được đấu giá tại Pháp, với giá khởi điểm từ 2-3 triệu Euro.

Huế ứng dụng kỹ thuật ghi hình không gian ba chiều vào trưng bày cổ vật

Tường Minh |

Huế - Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế ứng dụng kỹ thuật ghi hình không gian ba chiều holography vào công tác trưng bày cổ vật tại Điện Long An.