3 yếu tố chính để quyết định đóng toàn bộ 11 cửa van cống Cái Lớn

NGUYÊN ANH |

Có nhiều yếu tố để ra quyết định vận hành đóng bao nhiêu cửa van cống Cái Lớn (Kiên Giang), trong đó có thể kể 3 yếu tố chính là độ mặn tại cầu Cái Tư, diễn biến độ mặn tại công trình Cái Lớn và diễn biến của thủy triều.

Ông Trần Trung Khánh - Phụ trách Tổ quản lý nước và công trình, chi nhánh ĐBSCL (thuộc Công ty TNHH MTV Khai thác Thủy lợi Miền Nam) cho biết, 11 cửa van của cống Cái Lớn (Kiên Giang) được vận hành đóng hoàn toàn không chỉ điều tiết nguồn nước, hạn chế xâm nhập mặn mà còn chủ động bảo vệ nước sinh hoạt, sản xuất cho người dân.

Trước mùa khô, đơn vị đã phối hợp địa phương xây dựng kế hoạch vận hành các công trình, hàng tháng có kế hoạch chi tiết vận hành.

Trong đợt mặn cao điểm từ tháng 3 đến tháng 4, ngoài kế hoạch đã có, đơn vị còn phối hợp với địa phương như Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Đài Khí tượng thủy văn, theo dõi sát nguồn nước, điều chỉnh kế hoạch vận hành cho phù hợp thực tế.

Ông Khánh cũng thông tin, dựa trên quan trắc để có kế hoạch vận hành, đơn vị có bố trí hệ thống 15 trạm quan trắc. Từ cống vào phía thượng lưu có 5 trạm quan trắc, trong đó 1 trạm khống chế cách cống khoảng 40km nằm ở ranh tỉnh Kiên Giang và Hậu Giang để kiểm soát độ mặn không được vượt ngưỡng 1‰.

Trong quá trình kiểm soát mặn (đóng 11/11 cửa), các phương tiện thủy đi theo cửa âu thuyền.

Việc vận hành nhằm kiểm soát nguồn nước, đảm bảo duy trì môi trường bên trong ổn định cho các mô hình sản xuất, hệ sinh thái bên trong phát triển hài hòa, ngoài ra phải đảm bảo lưu thông qua công trình an toàn, duy trì dòng chảy môi trường thuận lợi, phục vụ sản xuất.

Ông Khánh cũng lý giải: Khi đóng xong 11 cửa van vào chiều hôm trước thì đến khoảng 3h sáng hôm sau sẽ mở khoảng 4 cửa, tiếp tục theo dõi độ mặn nước mới quyết định đóng mở ra sao. Có nhiều yếu tố để ra quyết định vận hành đóng bao nhiêu cửa trong đó có thể kể 3 yếu tố chính là: độ mặn tại cầu Cái Tư, diễn biến độ mặn tại công trình Cái Lớn và diễn biến của thủy triều.

Sau khi đóng các cửa van, phương tiện thủy vận hành qua cửa âu thuyền. Ảnh: Nguyên Anh
Sau khi đóng các cửa van, phương tiện thủy vận hành qua cửa âu thuyền. Ảnh: Nguyên Anh

Những ngày qua, độ mặn ở tại công trình khoảng 13‰, lúc khuya độ mặn sẽ tăng lên cao hơn khoảng 20%.

Ông Khánh cũng cho hay, trước đó từ chiều ngày 31.3, đơn vị đã vận hành đóng 11 cửa van. Khi nước rút kiểm tra lại sẽ mở 4 cửa giữa, hôm sau quan sát tiếp và đóng lại 4 cửa đó. Mở như vậy, đơn vị muốn rút nồng độ mặn ra biển và tạo dòng chảy môi trường, hạn chế ô nhiễm. Theo kế hoạch sẽ thực hiện đóng cho đến hết ngày 4.4.

Trước đó, Chi cục Đường thủy nội địa khu vực III có thông báo về việc hạn chế giao thông đường thủy trên sông Cái Lớn và Cái Bé. Theo đó, để phục vụ cho việc vận hành cụm cống Cái Lớn, Cái Bé và Xẻo Rô, thực hiện đóng các cửa cống và phân luồng, điều tiết hướng dẫn phương tiện thủy lưu thông qua Âu thuyền cống Cái Lớn và cống Cái Bé. Mức độ hạn chế là đóng tất cả cửa cống hoàn toàn, phương tiện thủy không được lưu thông qua các cửa cống, chỉ được lưu thông qua khu vực cống Cái Lớn và cống Cái Bé bằng cửa âu thuyền.

Theo Đài Khí tượng thủy văn Kiên Giang, dự báo độ mặn cao nhất mùa khô 2023-2024 trên sông Cái Lớn, Cái Bé ở mức cao hơn trung bình nhiều năm, độ mặn cao nhất xuất hiện vào tháng 3-4.2024 và khả năng kết thúc muộn, mặn xâm nhập sâu vào các ngày triều cường. Hiện nồng độ mặn 1‰ đã theo sông Cái Lớn xâm nhập sâu vào nội đồng nên cống Cái Lớn đã đóng hoàn toàn góp phần kiểm soát mặn, bảo vệ mùa màng của người dân địa phương.

NGUYÊN ANH
TIN LIÊN QUAN

Nóng gay gắt, mặn vượt ngưỡng, tôm cua chết hàng loạt ở Kiên Giang

NGUYÊN ANH - PHONG LINH |

Nắng nóng gay gắt, chênh lệch nhiệt độ ngày và đêm trong ao nuôi quá cao cộng thêm độ mặn vượt ngưỡng đã làm tôm, cua ở huyện ven biển Kiên Giang chết hàng loạt.

Về nơi hàng trăm ha tôm cua chết vì hạn mặn ở Kiên Giang

NGUYÊN ANH - PHONG LINH |

Kiên Giang - Hàng loạt tôm, cua chết do nhiệt độ tăng cao, độ mặn vượt ngưỡng khiến cho nhiều hộ dân ở huyện An Biên thất thu, thậm chí "lậm" cả vốn.

Nắng nóng, mặn tăng cao: Tôm, cua ở huyện ven biển Kiên Giang chết hàng loạt

NGUYÊN ANH - PHONG LINH |

Nhiệt độ tăng cao, độ mặn vượt ngưỡng gấp nhiều lần đã làm thiệt hại nhiều diện tích nuôi tôm, cua của người dân trên địa bàn huyện An Biên, tỉnh Kiên Giang.

Cập nhật kiến thức mới cho cán bộ Công đoàn chủ chốt

Bảo Hân |

Sáng 1.10, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam khai giảng lớp bồi dưỡng, cập nhật kiến thức, kỹ năng dành cho Công đoàn cấp tỉnh, ngành Trung ương.

Sẽ chi 865 tỉ đồng xây cầu Phong Châu mới

Xuyên Đông |

Theo thông tin từ Văn phòng Chính phủ, cầu Phong Châu (tỉnh Phú Thọ) sẽ được đầu tư xây mới với kinh phí dự kiến là 865 tỉ đồng.

Vụ cô giáo xin hỗ trợ laptop, học sinh đã đi học trở lại

Chân Phúc |

TPHCM - Số học sinh vắng học ngày 30.9, liên quan đến vụ cô giáo xin hỗ trợ laptop tại Trường Tiểu học Chương Dương đã đi học đầy đủ vào hôm nay 1.10.

Dự báo mới nhất đường đi và cường độ siêu bão số 5 Krathon

AN AN |

Cơ quan khí tượng cho biết siêu bão số 5 Krathon ở trên vùng biển đông bắc của khu vực Bắc Biển Đông sẽ di chuyển chậm theo hướng tây tây bắc trong 24 giờ tới.

Lý do người dân không đồng tình vụ bồi thường bò sữa bị chết

HOÀI THANH |

Lâm Đồng - Nhiều hộ gia đình có bò sữa bị chết sau khi tiêm vaccine phòng bệnh cho rằng, mức giá bồi thường công ty đưa ra rất thấp, khó tái đầu tư lại.

Nóng gay gắt, mặn vượt ngưỡng, tôm cua chết hàng loạt ở Kiên Giang

NGUYÊN ANH - PHONG LINH |

Nắng nóng gay gắt, chênh lệch nhiệt độ ngày và đêm trong ao nuôi quá cao cộng thêm độ mặn vượt ngưỡng đã làm tôm, cua ở huyện ven biển Kiên Giang chết hàng loạt.

Về nơi hàng trăm ha tôm cua chết vì hạn mặn ở Kiên Giang

NGUYÊN ANH - PHONG LINH |

Kiên Giang - Hàng loạt tôm, cua chết do nhiệt độ tăng cao, độ mặn vượt ngưỡng khiến cho nhiều hộ dân ở huyện An Biên thất thu, thậm chí "lậm" cả vốn.

Nắng nóng, mặn tăng cao: Tôm, cua ở huyện ven biển Kiên Giang chết hàng loạt

NGUYÊN ANH - PHONG LINH |

Nhiệt độ tăng cao, độ mặn vượt ngưỡng gấp nhiều lần đã làm thiệt hại nhiều diện tích nuôi tôm, cua của người dân trên địa bàn huyện An Biên, tỉnh Kiên Giang.