Lao động và DN Việt Nam sáng tạo, tự cường trong cách mạng 4.0

LÊ TUYẾT |

Trước thềm Diễn đàn ASEAN - một trong những hội nghị lớn và quan trọng nhất của Diễn đàn Kinh tế thế giới trong khu vực, Báo Lao Động giới thiệu bạn đọc loạt chuyên đề: Lao động và doanh nghiệp Việt Nam sáng tạo, tự cường trong cách mạng 4.0.

Không thể chậm trễ phát triển nguồn nhân lực

Cách mạng 4.0 tưởng chừng như sẽ khiến người lao động mất việc làm, đặc biệt là những ngành máy móc có thể thay cơ bắp con người. Thực tế cho thấy, nguồn nhân lực lại đang trở thành “điểm nóng” và thị trường đang khan hiếm, nhất là nhân sự chất lượng cao.

Máy móc chưa thể thay thế con người

Ông Trần Anh Tuấn - Phó Giám đốc Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động TPHCM (FALMI) - cho hay: Giai đoạn 2018 - 2025, tổng nhu cầu nhân lực của nền kinh tế TPHCM tăng lên 31,60% và từ mức 4,4 triệu năm 2018 lên khoảng 5,8 triệu người vào năm 2025. Giai đoạn 2025 - 2030, tổng nhu cầu nhân lực tăng 44,14%, ở mức trên 8 triệu lao động.

Cty CP Cơ khí Xây dựng Thương mại Đại Dũng (huyện Bình Chánh, TPHCM) được thành lập từ năm 1995, 100% vốn trong nước. Bắt đầu từ một Cty cơ khí nhỏ, đến nay, Cty phát triển với hơn 2.500 lao động, chuyên về sản xuất, lắp ráp, thi công nhà xưởng, nhà máy nhiệt điện, nhà cao tầng, sân bay, công trình công nghiệp nặng. Ông Trịnh Tiến Dũng - Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Cty Đại Dũng - nói: “Cty phát triển, đòi hỏi nguồn nhân lực cũng phải phát triển; khách hàng khi ký kết hợp đồng với Cty, ngoài yêu cầu về nguồn nguyên liệu, máy móc thiết bị, quy trình công nghệ, tiêu chuẩn kỹ thuật, họ còn yêu cầu về tay nghề của người lao động. Nếu tay nghề của người lao động không đạt yêu cầu theo tiêu chuẩn quốc tế, khách hàng sẽ hủy đơn hàng” - ông Dũng chia sẻ.

Trong ngành cơ khí, chất lượng đường hàn, mối hàn rất quan trọng; tại Cty Đại Dũng, Ban Giám đốc đã đầu tư máy móc hiện đại như rôbốt tự động cắt, hàn. Sự tiến bộ của khoa học, máy móc hiện đại làm tăng năng suất lao động, tiết kiệm nguyên vật liệu; tuy nhiên, có những công đoạn máy móc chưa thể thay thế được con người, ví dụ như các đường hàn, mối hàn uốn lượn. Để đào tạo đội ngũ thợ lành nghề, Cty thuê các chuyên gia nước ngoài về làm việc và đào tạo cho thợ. Sau đó, Cty sẽ mời các Viện, các Cty tư vấn của Nhật về tổ chức thi và cấp chứng chỉ theo tiêu chuẩn của Nhật. Đến nay, tại Cty Đại Dũng, 50% số thợ có thể tự tin đi làm việc ở các công trình quốc tế; các công trình của Cty ở nước ngoài đều do đội ngũ nhân sự của doanh nghiệp trực tiếp thực hiện.

Cần những chính sách ưu đãi

Theo ông Nguyễn Xuân Sơn - Trưởng phòng Dịch vụ khoán việc và cho thuê lại lao động (ManpowerGroup Việt Nam) - khả năng quay trở lại thị trường lao động của lực lượng lao động bị “nhỡ tàu 4.0” bị hạn chế. Theo đánh giá của ManpowerGroup Việt Nam, ngay cả đối với các doanh nghiệp có tính trách nhiệm cộng đồng cao, họ vẫn luôn phải đặt mục tiêu kinh doanh lên trên, sau đó mới đến trách nhiệm với cộng đồng. Chính vì vậy, bài toán tối ưu hóa chi phí, tăng năng suất và đảm bảo doanh nghiệp hoạt động liên tục, ít chịu chi phối về mặt nhân lực vẫn đang là 1 bài toán khó. Vì vậy, doanh nghiệp phải rất cân đối việc đảm bảo lợi nhuận và tiếp nhận lực lượng bị “nhỡ tàu” này. Họ cần có những chính sách ưu đãi từ nhà nước để có thể cân nhắc và mở rộng phạm vi hoạt động, ngành nghề tại những khu vực dư thừa lực lượng lao động này.

Những doanh nghiệp “trung gian” như Manpower có thể là cầu nối giữa doanh nghiệp, cơ quan Chính phủ có liên quan và lực lượng lao động để giải đáp bài toán này. Từ việc xác định số lượng và vị trí của lực lượng lao động, các Cty trung gian có thể tiếp cận doanh nghiệp và tìm hiểu nhu cầu hay vướng mắc của họ nếu tiếp nhận lực lượng lao động này, bao gồm chi phí đào tạo, năng lực sản xuất, khả năng thích nghi, số lượng cần thiết. Sau khi có đầy đủ thông tin, Cty trung gian có thể lên các dự thảo về lực lượng lao động, kế hoạch đào tạo, các kiến nghị ưu đãi của doanh nghiệp với Chính phủ khi tiếp nhận lực lượng lao động này. Khi có nhiều doanh nghiệp tham gia dự án này, tiếng nói của các doanh nghiệp sẽ mạnh hơn và số lượng nhân công có cơ hội tìm được việc sẽ cao hơn.

LÊ TUYẾT
TIN LIÊN QUAN

Cập nhật kiến thức mới cho cán bộ Công đoàn chủ chốt

Bảo Hân |

Sáng 1.10, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam khai giảng lớp bồi dưỡng, cập nhật kiến thức, kỹ năng dành cho Công đoàn cấp tỉnh, ngành Trung ương.

Báo Lao Động đoạt giải Nhì chính luận bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Vương Trần |

Nhóm tác giả của Báo Lao Động đoạt giải Nhì "Cuộc thi chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng năm 2024" trong Đảng bộ Khối các cơ quan Trung ương.

Sai phạm ở dự án Ba Hồ - Bản Chùa, 13 cá nhân bị kiểm điểm

HƯNG THƠ |

QUẢNG TRỊ - Liên quan đến những sai phạm nghiêm trọng ở dự án Ba Hồ - Bản Chùa, 13 cá nhân liên quan và tập thể bước đầu đã bị kiểm điểm trách nhiệm.

Sẽ chi 865 tỉ đồng xây cầu Phong Châu mới

Xuyên Đông |

Theo thông tin từ Văn phòng Chính phủ, cầu Phong Châu (tỉnh Phú Thọ) sẽ được đầu tư xây mới với kinh phí dự kiến là 865 tỉ đồng.

Vụ cô giáo xin hỗ trợ laptop, học sinh đã đi học trở lại

Chân Phúc |

TPHCM - Số học sinh vắng học ngày 30.9, liên quan đến vụ cô giáo xin hỗ trợ laptop tại Trường Tiểu học Chương Dương đã đi học đầy đủ vào hôm nay 1.10.

Dự báo mới nhất đường đi và cường độ siêu bão số 5 Krathon

AN AN |

Cơ quan khí tượng cho biết siêu bão số 5 Krathon ở trên vùng biển đông bắc của khu vực Bắc Biển Đông sẽ di chuyển chậm theo hướng tây tây bắc trong 24 giờ tới.

Lý do người dân không đồng tình vụ bồi thường bò sữa bị chết

HOÀI THANH |

Lâm Đồng - Nhiều hộ gia đình có bò sữa bị chết sau khi tiêm vaccine phòng bệnh cho rằng, mức giá bồi thường công ty đưa ra rất thấp, khó tái đầu tư lại.

TPHCM nâng đường nối 3 quận lên cao độ 2,1m để chống ngập

NHƯ QUỲNH |

Ngoài việc xây dựng bờ kè, TPHCM sẽ nâng mặt đường Trần Xuân Soạn theo cao độ quy hoạch 2,1m để ứng phó tình trạng ngập úng suốt nhiều năm qua.