Phát huy vai trò liên kết vùng trong hệ thống Công đoàn ĐBSCL

Mai Hương (thực hiện) |

Đồng hành cùng Văn phòng đại diện Báo Lao Động tại ĐBSCL từ những ngày đầu thành lập, ông Nguyễn Hữu Lợi - nguyên Phó Bí thư thường trực Thành ủy, Chủ tịch HĐND TP Cần Thơ; nguyên Ủy viên Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam, Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Cần Thơ - đã chia sẻ nhiều kỷ niệm sâu sắc và tình cảm đặc biệt dành cho Báo Lao Động trong 30 năm qua.

Thưa ông, là người gắn bó với Văn phòng đại diện Báo Lao Động tại ĐBSCL từ những ngày đầu tiên, ông đánh giá như thế nào về những hoạt động của Văn phòng trong suốt 30 năm qua?

Ông Nguyễn Hữu Lợi: Giai đoạn những năm 2000, Báo Lao Động giữ một vai trò quan trọng trong hệ thống Công đoàn khi là cầu nối liên kết các đơn vị Công đoàn và tham gia tổ chức những hoạt động Công đoàn tại các địa phương. Lúc đó, là Ủy viên Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam, tôi cũng đã trao đổi với Tổng LĐLĐ Việt Nam về vai trò của sự liên kết trong các hoạt động Công đoàn. Trước khi thành lập Văn phòng đại diện Báo Lao Động ở khu vực ĐBSCL, các hoạt động về Công đoàn cũng như về kinh tế xã hội của đồng bằng đã được phản ánh lên Báo Lao Động. Tuy nhiên, số lượng không được nhiều và nội dung chưa thực sự phong phú.

Sau khi Báo Lao Động quyết định thành lập Văn phòng đại diện ở ĐBSCL, đội ngũ phóng viên tại Văn phòng đã tích cực phản ánh các hoạt động Công đoàn nhiều hơn. Cùng với phóng viên sở tại, một số anh em phóng viên của báo từ tòa soạn và các vùng miền cũng được tăng cường vào ĐBSCL tham gia tác nghiệp. Vì thế, những thông tin về hoạt động Công đoàn cũng như về kinh tế xã hội ở ĐBSCL trên Báo Lao Động có chuyển biến rõ nét và có sức lan toả mạnh mẽ hơn.

Đặc biệt, với đề xuất của Văn phòng đại diện Báo Lao Động tại ĐBSCL, các Liên đoàn Lao động 12 tỉnh trong khu vực đã cùng nhau liên kết để ra mắt Trang ĐBSCL trên Báo Lao Động. Và từ đó, thông tin tuyên truyền về các hoạt động Công đoàn trong khu vực trên Báo Lao Động dày dặn hơn, phản ánh chân thực, kịp thời các hoạt động của công nhân, Công đoàn, các công ty, xí nghiệp...

Đó là về hoạt động chuyên môn báo chí, ông có thể chia sẻ thêm về những hoạt động xã hội mà Văn phòng ĐBSCL đã thực hiện được trong suốt 30 năm qua cũng như những đóng góp thiết thực của các hoạt động này cho cộng đồng?

Ông Nguyễn Hữu Lợi: Từ khi thành lập Văn phòng, bên cạnh việc tuyên truyền hoạt động Công đoàn và kinh tế xã hội của địa phương thì thông qua LĐLĐ, Văn phòng ĐBSCL Báo Lao Động cũng kết hợp và tổ chức nhiều hoạt động công tác xã hội như Quỹ Tấm lòng vàng Lao Động, tham gia hội thao của các tỉnh đồng bằng. Nhìn chung, Văn phòng đại diện Báo Lao Động tại ĐBSCL từ khi thành lập đã phát huy tốt vai trò kết nối hoạt động của LĐLĐ các tỉnh trong khu vực.

Đặc biệt, Văn phòng đại diện Báo Lao Động tại ĐBSCL đã phối hợp với LĐLĐ các tỉnh thực hiện Chương trình Chỗ trọ miễn phí cho thí sinh nghèo thi đại học tại Cần Thơ. Đây là một chương trình thực sự ý nghĩa và mang tính nhân văn, nhằm giảm bớt gánh nặng, lo toan cho gia đình và thí sinh trong mùa thi.

Ông Nguyễn Hữu Lợi trao Bằng khen cho tập thể Văn phòng đại diện Báo Lao Động tại ĐBSCL năm 2002.
Ông Nguyễn Hữu Lợi - Ủy viên Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐVN, Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Cần Thơ - trao Bằng khen cho tập thể Văn phòng đại diện Báo Lao Động tại ĐBSCL vào năm 2002.

Ông có thể cho biết thêm về nội dung của Trang ĐBSCL Báo Lao Động thời điểm đó, cũng như vai trò, vị trí của tờ báo trong hệ thống Công đoàn tại ĐBSCL?

Ông Nguyễn Hữu Lợi: Trên tờ Báo Lao Động toàn quốc không thể phản ánh hết những vấn đề tại ĐBSCL. Vì thế, sự ra đời của Trang ĐBSCL thời điểm đó là hết sức cần thiết. Khi khu vực ĐBSCL có riêng một trang báo, các tin tức kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội, Công đoàn… đều được phản ánh cụ thể, rõ nét. LĐLĐ các tỉnh trong khu vực cũng phấn khởi hơn và cử người tham gia viết bài về hoạt động Công đoàn và phong trào CNVCLĐ của địa phương mình trên Báo Lao Động. Nhiều bài viết chất lượng về người tốt, việc tốt hay phản ánh xã hội… cũng được cán bộ Công đoàn hay các công nhân tại các xí nghiệp, phân xưởng gửi tới cộng tác khiến tờ báo ngày một “dày” tin tức và phong phú về nội dung.

Không chỉ phản ánh những hoạt động của tổ chức Công đoàn mà Trang ĐBSCL Báo Lao Động khi ấy còn tạo dành diện tích để truyền thông về các hoạt động phát triển kinh tế xã hội của các tỉnh trên Báo Lao Động. Như vậy, không chỉ các cấp Công đoàn ở các tỉnh phấn khởi mà lãnh đạo các tỉnh cũng vui mừng khi những vấn đề, hoạt động của địa phương được truyền thông rộng rãi và được bạn đọc chú ý hơn. Ngoài ra, thông qua Trang ĐBSCL cũng đã nêu lên tâm tư nguyện vọng của các địa phương đối với công chúng cũng như với Trung ương.

Qua 30 năm thành lập, Văn phòng đại diện Báo Lao Động tại ĐBSCL đã có nhiều cây bút tên tuổi, ghi dấu ấn với bạn đọc qua những tác phẩm báo chí có sức ảnh hưởng lớn. Là người gắn bó lâu dài với Báo Lao Động, ông ấn tượng nhất với cây bút nào?

Ông Nguyễn Hữu Lợi: Cây bút mà tôi ấn tượng tại Văn phòng là nhà báo Lê Thanh Nguyên và nhà báo Lê Thanh Phong. Họ là những người từng trải và đã có nhiều phóng sự, nhiều bài viết phản ánh đậm chất miền Tây. Những bài viết của nhà báo Lê Thanh Nguyên và nhà báo Lê Thanh Phong thể hiện được những nét đặc sắc của đồng bằng và gây được tiếng vang trong dư luận. Những bài viết đó được độc giả của Báo Lao Động dành nhiều lời khen ngợi, LĐLĐ các tỉnh trong khu vực cũng đánh giá cao.

Đặc biệt là phóng sự viết về xe lôi của nhà báo Lê Thanh Nguyên. Ngày đó, xe lôi là vấn đề nóng khi bị xem là tác nhân gây tai nạn lao động, chạy không an toàn, gây mất trật tự đường phố… Thế nhưng, nhiều người dân lao động sinh sống bằng công việc chạy xe lôi, trong đó, chủ yếu là lao động nghèo. Vì thế, việc chấm dứt hoạt động chạy xe lôi là việc khó khăn. Phóng sự “Ê, xe lôi!” của nhà báo Lê Thanh Nguyên không chỉ phản ánh đời sống của người lao động nghề này mà còn đề xuất quá trình sắp xếp, tạo điều kiện việc làm cho những người chạy xe lôi khi dừng hoạt động. Và những bài viết như thế đã đi vào lòng người, đúng tâm trạng người lao động chạy xe lôi.

Xin cảm ơn ông về cuộc trò chuyện này!

Mai Hương (thực hiện)
TIN LIÊN QUAN

Vụ cô giáo xin hỗ trợ laptop, học sinh đã đi trở học lại

Chân Phúc |

TPHCM - Số học sinh vắng học ngày 30.9, liên quan đến vụ cô giáo xin hỗ trợ laptop tại Trường Tiểu học Chương Dương đã đi học đầy đủ vào hôm nay 1.10.

Dự báo mới nhất đường đi và cường độ siêu bão số 5 Krathon

AN AN |

Cơ quan khí tượng cho biết siêu bão số 5 Krathon ở trên vùng biển đông bắc của khu vực Bắc Biển Đông sẽ di chuyển chậm theo hướng tây tây bắc trong 24 giờ tới.

Một cơ sở đúc cọc bêtông không phép ngày đêm hành dân

NGUYỄN TRƯỜNG |

Ninh Bình - Một cơ sở đúc cọc bêtông không phép nằm ngay trong khu dân cư, ngày đêm hoạt động gây ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt của hàng trăm hộ dân.

Lý do người dân không đồng tình vụ bồi thường bò sữa bị chết

HOÀI THANH |

Lâm Đồng - Nhiều hộ gia đình có bò sữa bị chết sau khi tiêm vaccine phòng bệnh cho rằng, mức giá bồi thường công ty đưa ra rất thấp, khó tái đầu tư lại.

TPHCM nâng đường nối 3 quận lên cao độ 2,1m để chống ngập

NHƯ QUỲNH |

Ngoài việc xây dựng bờ kè, TPHCM sẽ nâng mặt đường Trần Xuân Soạn theo cao độ quy hoạch 2,1m để ứng phó tình trạng ngập úng suốt nhiều năm qua.

Lựu pháo Nga tiêu diệt nhân lực, khí tài Ukraina ở Kursk

Song Minh |

Lựu pháo D-20 của Nga tiêu diệt khí tài và nhân lực của Ukraina ở tỉnh Kursk của Nga.

Hỗ trợ phí thi lại vì trượt sát hạch lái xe trong mưa bão

CÔNG SÁNG |

Quảng Bình - Sau phản ánh của Báo Lao Động về việc thí sinh vẫn thi sát hạch lái xe khi bão số 4 áp sát, phía nhà trường sẽ hỗ trợ chi phí thi lại cho học viên.

Kiến nghị dùng tiền thừa làm cao tốc để làm đường ở Hà Tĩnh

Xuyên Đông |

Cử tri Hà Tĩnh kiến nghị Bộ Giao thông Vận tải chi tiền tiết kiệm được khi làm cao tốc để làm đường qua huyện Kỳ Anh.