Doanh nghiệp Trung Quốc lũng đoạn thị trường du lịch Việt:

Kỳ cuối: Biến dạng hình ảnh du lịch Việt Nam

Nhóm phóng viên |

Nếu Nha Trang đang là "điểm nóng" về thực trạng người Trung Quốc "đổ bộ" đến tham quan, làm du lịch, gây lũng đoạn thị trương, thì "căn bệnh" này ở Đà Nẵng, Quảng Ninh... đã trở nên quá nặng. Đối tác Trung Quốc đã thao túng phần lớn thị phần du lịch Việt khi đưa hàng chục vạn người từ quốc gia này đến tham quan nghỉ dưỡng mỗi năm. Tuy vậy, "cơ chế" phản ứng của cả DN nội địa lẫn chính sách quản lý nhà nước của ngành du lịch VN chưa đủ sức "đề kháng" với vấn nạn này...

Sức ép từ dịch vụ... giá rẻ

Tại Quảng Ninh, mỗi năm có khoảng 300.000 du khách Trung Quốc đến tham quan, nghỉ dưỡng, nhưng miếng mồi ngon này lại rơi vào tay các công ty lữ hành Trung Quốc. Trong khi thua thiệt về kinh tế, tai tiếng về hình ảnh thì ngành du lịch Việt Nam lại phải gánh hoàn toàn.

Hướng dẫn viên (HDV) dẫn các đoàn khách Trung Quốc tại Quảng Ninh có khả năng xoay sở kiếm tiền siêu hạng. Bởi, ngay từ khi nhận khách từ công ty, họ đã phải trả từ 500.000 – 700.000 đồng/đầu khách. Vì thế, trong suốt hành trình tour 3 đêm, 4 ngày, hướng dẫn viên (HDV) Việt Nam phải phối hợp với HDV Trung Quốc, hoặc tự kiếm tiền để ít nhất bù lại khoản trên và có dư để nuôi mình và nộp về cho công ty chủ quản cũng như đối tác Trung Quốc.

 

Khách Trung Quốc nhập cảnh vào Quảng Ninh qua cửa khẩu quốc tế Móng Cái 

Tất cả những điều kỳ quái trên xuất phát từ việc các công ty lữ hành Trung Quốc lấy khách với giá tour dưới mức giá thành và ép các công ty lữ hành Việt Nam nhận lại với giá thấp hơn nữa, để sau đó giao lại cho các HDV, ép họ phải trả cho các công ty một số tiền nhất định theo đầu khách.

Hết sức bức xúc, nhưng vì "miếng cơm manh áo", nên khi chia sẻ với chúng tôi các HDV đều đề nghị được giấu tên. Một HDV kỳ cựu cho biết, hiện, các công ty lữ hành bên Trung Quốc quảng cáo giá tour trọn gói 4 ngày, 3 đêm xuất phát từ Ngọc Lâm, Trung Quốc đi Việt Nam cực rẻ - chỉ khoảng 499 NDT (1.650.000 đồng). Chưa kể, du khách còn được tặng vé lên đảo Ti-tốp, phiếu khuyến mại tương đương 200 NDT (1NDT = 3.400VND), tặng bữa trưa và xem biểu diễn nghệ thuật tại Móng Cái. Thực tế, 499 NDT chỉ đủ chi trả tiền visa nhập cảnh, kinh phí vận chuyển khứ hồi từ Ngọc Lâm đi Móng Cái (800km) và các bữa ăn trên hành trình Ngọc Lâm – Móng Cái. Nhận của khách 499 NDT, nhưng các công ty TQ chỉ giao cho công ty Việt Nam khoảng 230-280 NDT/khách. 3 ngày, 4 đêm còn lại tại Hạ Long, Hà Nội với  những chi phí ăn uống, tham quan, vận chuyển, khách sạn… giao cho HDV. Và từ đây, một hành trình “chăn” khách bắt đầu, với những chiêu thức tuyệt kỹ, từ mềm mỏng đến cứng rắn và cả lừa đảo, để đến lúc kết thúc hành trình, tiễn nhau qua biên giới, HDV và khách nhìn nhau như kẻ thù.

 

Một bản quảng cáo tour du lịch Ngọc Lâm - Việt Nam 3 đêm, 4 ngày với giá "sốc" - 499 NDT - ảnh Nguyễn Hùng 

Để kiếm tiền bù lại, các HDV phải đưa khách vào các điểm bán hàng đã được chỉ định, trong đó có các cửa hàng chỉ phục vụ khách Trung Quốc tại Móng Cái và Hạ Long, hoặc ăn, nghỉ tại các nhà hàng, khách sạn mà phía Trung Quốc đã nắm được ngọn ngành giá cả. Với cách làm này, các đối tác Trung Quốc vừa bán được hàng của chính mình trên đất Việt Nam, vừa kiểm soát được hoa hồng, bởi khoản này sau đó được chia cho nhiều bên, dù HDV là người trực tiếp kiếm được.

Tại Đà Nẵng, gần như đã có riêng “phố Tàu” trên con đường ven biển với đầy đủ chốn vui chơi, nghỉ dưỡng. Ngày càng nhiều người Trung Quốc, Hàn Quốc dễ dàng làm ăn “chui” trong ngành du lịch tại Đà Nẵng. Trong khi đó, các cơ quan chức năng gần như chưa “theo kịp” để kiểm soát. 

Sáng ngày 3.6, trong vai nhân viên của một công ty du lịch, chúng tôi tìm đến những nhà hàng dọc đường Trường Sa, nơi được biết đến là “phố Tàu”.  Không khó để nhận ra các nhà hàng, khách sạn, spa, siêu thị chỉ dành cho người Trung Quốc với những tấm biển tiếng Việt kèm tiếng Trung. Tại cửa hàng có biển hiệu 88, tiếp chúng tôi là một người nhân viên người Quảng Đông với danh sách thực đơn nhà hàng bằng tiếng Trung, không một chữ tiếng Việt nào. Một nhân viên người Việt sau đó cho biết đầu bếp ở quán cũng là người Quảng Đông nên “đảm bảo khách Trung Quốc sẽ rất thích các món ăn”.

Ngay bên cạnh, nhà hàng có tên Boss với lời giới thiệu “giá ở đó mềm hơn”. Thời điểm ghé vào nhà hàng này, trong quán có 3 người Việt, tất cả đều là nhân viên phục vụ, còn lại 3 người Trung Quốc đi vòng quanh như thể xem xét công việc. Hầu hết các nhà hàng dọc con đường này đều chuyên phục vụ khách Trung Quốc về nghỉ tại Crow Plaza (đối diện dãy nhà hàng). Tình trạng này cũng tương tự khi chúng tôi khảo sát tại một số nhà hàng trên đường Phạm Văn Đồng, Nguyễn Văn Thoại. Tất cả nhân viên ở các nơi này đều cho biết chủ quản lý của họ là người Trung Quốc. Đây là "điểm hẹn" ngầm mà các hướng dẫn viên người Trung Quốc chăn dắt khách hàng giá rẻ, mua bán khép kín mà ngành chức năng cũng như dân địa phương không thể hay biết hoạt động cũng như giá cả của họ.

 Để qua mặt cơ quan chức năng, những công ty du lịch đưa khách Trung Quốc thường sử dụng một HDV Việt Nam đi cùng các đoàn để xuất trình giấy tờ. Sáng ngày 3.6, chiếc xe khách 43B – 018.18 vừa đậu bến xe tại khu di tích Ngũ Hành Sơn, một nam thanh niên đeo thẻ HDV người Việt nhanh chóng di chuyển đến khu mua vé. Tuy nhiên, trong suốt hành trình đó, HDV người Việt chỉ có vai trò... giữ hành lý và kiểm tra số lượng thành viên trong đoàn. Việc hướng dẫn, giới thiệu văn hóa, di tích lịch sử đều do một người  Trung Quốc trong đoàn thực hiện. Có thể chứng kiến cả chục đoàn khách Trung Quốc hoạt động kiểu này mỗi ngày tại Đà Nẵng.

Thống kê của Ban Quản lý khu dích Ngũ Hành Sơn, trung bình mỗi ngày có khoảng 5.000 khách đến đây tham quan. Trong 5 tháng đầu năm nay đã có khoảng 500.000 lượt khách đến, trong đó có 200.000 ngàn khách nước ngoài. So với năm ngoái số khách du lịch đã tăng gần 50%. Trao đổi tình trạng HDV nước ngoài giả làm khách du lịch hoạt động công khai thời gian qua, ông Lê Quang Tươi, Trưởng ban Quản lý Khu du lịch thắng cảnh Ngũ Hành Sơn cho biết ban Quản lý chưa ghi nhận được thực trạng này!

Thua thiệt về kinh tế, tai tiếng về thương hiệu

Thực tế, các DN cũng như các HDV trong nước đều mong muốn các cơ quan chức năng mạnh tay dẹp việc các công ty và HDV nước ngoài thọc quá sâu vào thị trường Việt Nam. Trong khi các công ty du lịch Trung Quốc đang tiếp tục trỗi dậy, thì vai trò cơ quan chức năng Việt Nam, có thể nói,  vẫn tiếp tục mờ nhạt. Hiệp hội du lịch nhiều địa phương phản ứng gay gắt, nhưng, nói cho ngay,  tổ chức này chỉ là hoạt động tự nguyện, chưa kể có rất nhiều công ty và HDV trong nước sẵn sàng hợp tác với các đối tác Trung Quốc.

 

Phố Tàu" nằm trên đường Trường Sa, Đà Nẵng là nơi tập trung các nhà hàng, cửa hàng dịch vụ chuyên phục vụ khách Trung Quốc. 

Ông Huỳnh Tấn Vính, Chủ tịch hiệp hội Du lịch TP Đà Nẵng cho biết, thời gian qua, hiệp hội Du lịch đã tiếp nhận nhiều phản ánh của các công ty lữ hành, câu lạc bộ hướng HDV TP về việc có nhiều công ty nước ngoài, đặc biệt là Trung Quốc hoạt động chui, đưa khách đến Đà Nẵng. Đây là hoạt động phi pháp, làm biến dạng hình ảnh du lịch Đà Nẵng, Việt Nam vì họ có thể hướng dẫn, thuyết minh sai thông tin. Những danh thắng, văn hóa của Việt Nam không được truyền tải đúng đến du khách.

Ông Vinh chia sẻ, “Đây là điều cạnh tranh không lành mạnh. Bởi  khi du lịch chui, nhà hàng chui sẽ khiến cho các khoản thu của nhà nước bị thiệt hại, đồng thời tạo ra sự không bình đẳng với các doanh nghiệp khác. Các hoạt động chui sẽ dẫn đến tình trạng chất lượng không đảm bảo, gây ảnh hưởng đến du lịch Việt Nam nói chung và hình ảnh, điểm đến Đà Nẵng nói riêng bị xấu đi".

Nhiều HDV tiếng Trung của CLB HDV Đà Nẵng đã phản ảnh, chiều ngày 30.5.2016, rất nhiều người Trung Quốc đến sân bay Đà Nẵng ra đón khách như công ty du lịch, nhưng thái độ rất hung hăng, xấc xược. Điều này thể hiện sự không tôn trọng pháp luật Việt Nam, văn hóa ứng xử của khách du lịch nơi công cộng mà  Đà Nẵng vừa xây dựng". Ông Vinh cho rằng hiện Sở Du lịch Đà Nẵng đã có những động thái tích cực nhưng chưa đạt yêu cầu bởi lượng khách Trung Quốc đang ngày càng tăng. 

Xử lý thực trạng người Trung Quốc lũng đoạn thị trường du lịch Việt, cơ quan chức năng các địa phương đều kêu khó xử lý do... không bắt được quả tang. Đà Nẵng, Khánh Hòa còn lúng túng,  riêng Quảng Ninh đã trình xin một cơ chế đặc thù để quản lý dòng khách Trung Quốc. Địa phương này đề xuất: Các DN đón khách Trung Quốc phải lập chi nhánh tại Quảng Ninh để dễ quản lý; phải đón tour trọn gói để dễ quản lý về tài chính, thuế… Tuy nhiên, cơ chế trên chưa được các bộ, ngành đồng ý do “đá” phải các quy định của Luật DN, Luật đầu tư, Luật du lịch…

Việc có nhiều công ty nước ngoài, đặc biệt là Trung Quốc hoạt động chui, đưa khách du lịch đến Việt Nam - đây là hoạt động phi pháp, và làm biến dạng hình ảnh du lịch  Việt Nam dưới góc độ đáng lo ngại: Họ có thể hướng dẫn, thuyết minh sai thông tin. Những danh thắng, văn hóa, lịch sử  của Việt Nam có thể không được truyền tải đúng đắn đến du khách.

 

 

 



Nhóm phóng viên
TIN LIÊN QUAN

1 tài xế ôtô đưa đón học sinh dùng giấy phép lái xe giả

Duy Tuấn |

Bình Thuận - Một tài xế ôtô đưa đón học sinh dùng giấy phép lái xe giả bị phát hiện và xử phạt.

Vẫn khó giao dịch vàng nhẫn ở TPHCM

HẠ MÂY |

Nhiều người dân TPHCM đến các cửa hàng giao dịch vàng nhẫn, nhưng không thành, vì thời điểm này, các thương hiệu vàng lớn không có hàng để bán.

Chủ tịch nước quyết định đặc xá cho 3.765 phạm nhân

Ái Vân |

Chủ tịch nước đã quyết định đặc xá cho 3.763 phạm nhân đang chấp hành án phạt tù và 2 người đang được tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù.

Dự án cải tạo dốc Cun trên Quốc lộ 6 lại trễ hẹn về đích

Minh Chuyên |

Hòa Bình - Dự án xử lý nguy cơ mất an toàn giao thông ở dốc Cun trên Quốc lộ 6 không về đích đúng hạn, chủ đầu tư tiếp tục xin gia hạn lần thứ 2.

Đề án thí điểm sắp xếp mô hình tổ chức CĐ trực thuộc CĐ Ngân hàng Việt Nam

Kiều Vũ - Hải Nguyễn |

Hà Nội - Ngày 30.9, Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐVN họp lần thứ 7, khóa XIII dưới sự chủ trì của đồng chí Nguyễn Đình Khang - Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Tổng LĐLĐVN. Một trong những nội dung được thảo luận, cho ý kiến là Tờ trình Đề án thí điểm sắp xếp mô hình tổ chức công đoàn trực thuộc Công đoàn Ngân hàng Việt Nam tập trung, xuyên suốt, hiệu quả.

Tọa đàm "Để ô nhiễm môi trường sau bão lũ không còn là nỗi lo"

Nhóm PV |

Bên cạnh những mất mát, đau thương về người và của, một vấn đề khác nhận được rất nhiều sự quan tâm đó chính là vấn ô nhiễm môi trường sau bão lũ. Và một trong những nơi đang phải chịu áp lực từ nguồn rác thải khổng lồ đó chính là Vịnh Hạ Long (Quảng Ninh). Trước tình hình này, Báo Lao Động đã tổ chức buổi tọa đàm "Để ô nhiễm môi trường sau bão lũ không còn là nỗi lo".

Erik ten Hag chưa nghĩ đến chuyện bị Man United sa thải

NGUYỄN ĐĂNG |

Huấn luyện viên Erik ten Hag vẫn có những phát biểu cứng rắn, dù Man United phải trải qua trận thua 0-3 trước Tottenham.

Thi công cao tốc Bắc - Nam gặp khó do mưa lũ

Nhóm PV |

Mưa lũ kéo dài khiến việc thi công cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021 - 2025 qua địa bàn các tỉnh Bắc Trung Bộ gồm Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị gặp nhiều khó khăn.