An toàn thực phẩm

Giải quyết các vấn đề mấu chốt về an toàn thực phẩm: Cụ thể hóa Chỉ thị 17 của Ban Bí thư

T.Linh |

Trao đổi với phóng viên Lao Động xoay quanh các nội dung Chỉ thị số 17 của Ban Bí thư về tăng cường đảm bảo an ninh, an toàn lương thực, thực phẩm trong tình hình mới, PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh - Viện Công nghệ Sinh học và Thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội nhận định: Trong thời gian qua, an toàn thực phẩm ở Việt Nam đã có nhiều tiến bộ. Nhận thức của người dân trong việc thấy an toàn thực phẩm là thiết yếu, gắn liền với đời sống và quyền lợi của chính mình, đồng thời, họ hiểu được rằng nghĩa vụ của chính mình tham gia vào hệ thống, vào chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn. Người dân cảnh giác với những người bán các sản phẩm không tốt, không an toàn. Các cơ quan chức năng, ở một chừng mực nào đó, đã hoạt động có hiệu quả hơn. Đơn cử như Cục An toàn Thực phẩm- Bộ Y tế hay các Chi cục An toàn thực phẩm - thuộc Sở Y tế các tỉnh thành... đã hoạt động tốt hơn, kiểm soát chặt chẽ hơn. Nhờ đó, đã “đánh động” các đối tượng kinh doanh sản phẩm không an toàn, không đảm bảo.

Đảm bảo bữa ăn, sức khỏe người lao động là đảm bảo sản xuất

Bích Hà - Thiều Trang |

Vệ sinh an toàn thực phẩm tác động trực tiếp sức khỏe, tính mạng của mỗi gia đình công nhân lao động, người dân và toàn xã hội. Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng vừa thay mặt Ban Bí thư ký ban hành Chỉ thị số 17 về tăng cường bảo đảm an ninh, an toàn lương thực thực phẩm trong tình hình mới. Chỉ thị nhấn mạnh vấn đề an toàn thực phẩm là vấn đề hệ trọng, vừa cấp bách, vừa lâu dài, cần sự vào cuộc quyết liệt của các bộ ngành, địa phương vì mục tiêu bảo vệ sức khỏe nhân dân, trong đó có công nhân lao động.

Chỉ thị mới của Ban Bí thư về tăng cường bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm

. |

Chiều 2.11, Văn phòng Trung ương Đảng vừa có thông tin về Chỉ thị số 17-CT/TW của Ban Bí thư về tăng cường bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm trong tình hình mới. Báo Lao Động trân trọng giới thiệu toàn văn Chỉ thị 17-CT/TW.

Đưa sản phẩm OCOP lên sàn thương mại điện tử

PHONG LINH |

Cần Thơ - Việc đưa sản phẩm OCOP lên sàn thương mại điện tử được kỳ vọng sẽ thúc đẩy giao thương của các tỉnh, thành ĐBSCL.

Kiểm nghiệm mẫu ngộ độc thực phẩm đều phải chuyển về Trung ương thực hiện

Thùy Linh |

Theo Thứ trưởng Bộ Y tế, có một thực trạng là hầu hết những kiểm nghiệm mang tính chất quyết định, kiểm nghiệm mẫu trong các vụ ngộ độc thực phẩm đều phải chuyển về tuyến Trung ương làm.

Việt Nam xuất khẩu lô sầu riêng tươi đầu tiên sang Trung Quốc

Vũ Long |

Đắk Lắk - Chiều 17.9.2022, tại huyện Krông Pắc, tỉnh Đắk Lắk, lô sầu riêng tươi đầu tiên được xuất khẩu chính ngạch sang thị trường Trung Quốc.

Tiêu hủy hơn 6,5 tấn chả chay có chứa hàn the

Nghiêm Túc |

An Giang - Tỉnh An Giang thực hiện tiêu hủy hơn 6,5 tấn chả chay có chứa hàn the.

Những thói quen giúp ngừa ngộ độc thực phẩm

HÀN LÂM (THEO EVERYDAY HEALTH) |

Ngộ độc thực phẩm là tình trạng dễ gặp ngày nay. Lưu ý những thói quen ngừa ngộ độc thực phẩm sẽ giúp bảo vệ sức khỏe cho bạn.

Hơn 1.700 bánh Trung thu chưa được kiểm nghiệm chất lượng an toàn thực phẩm

TRẦN TUẤN |

Hà Tĩnh - Phòng Cảnh sát môi trường Công an tỉnh Hà Tĩnh vừa chủ trì phối hợp với Công an thị xã Kỳ Anh kiểm tra, phát hiện 1.768 bánh Trung thu chưa được kiểm nghiệm chất lượng an toàn thực phẩm.

Quản lý an toàn thực phẩm: "Chi phí kiểm nghiệm cao, rất khó để xử phạt"

LÂM ANH - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Dư lượng thuốc bảo vệ thực vật còn tồn đọng trong thực phẩm, rau củ bán tại chợ và đang đến từng bữa cơm của người dân. Tuy nhiên, theo Trưởng ban Quản lý An toàn thực phẩm TPHCM việc kiểm soát và xử phạt vi phạm an toàn thực phẩm (ATTP) đang còn nhiều bất cập khi chi phí kiểm nghiệm cao, mất nhiều thời gian và nhiều trường hợp khó truy vết nguồn gốc.

“Xiên bẩn” và sự bất chấp để câu “view”!

Việt Văn |

Những ngày này, từ “xiên bẩn” được dùng nhiều trên mạng và “tra” Google có ngay định nghĩa “Xiên bẩn là một món ăn vặt thường được bán nhiều nhất trước cổng trường, gọi là xiên bẩn vì xiên là xiên dùng lại, viên chiên thì không rõ nguồn gốc, dầu thì chiên đi chiên lại nhiều lần...”.

Rau củ tồn dư thuốc bảo vệ thực vật: Phải sửa từ gốc, không chỉ chặn ở ngọn

Khánh Linh - Chân Phúc |

TPHCM - Theo báo cáo tại hội nghị tổng kết 6 năm thí điểm của Ban Quản lý an toàn thực phẩm TPHCM mới đây, con số gần 50% số mẫu rau củ, trái cây ở các chợ đầu mối xét nghiệm có dư lượng hóa chất, hơn 40% mẫu hải sản phát hiện kim loại nặng, trong đó có nhiều mẫu vượt giới hạn cho phép, cá biệt có sản phẩm phát hiện dư lượng của 7 hoạt chất khiến người tiêu dùng đặc biệt quan tâm.

Thức ăn đựng trong hộp xốp có gây hại không?

ĐẶNG XUÂN THẮNG (THEO WEBMD) |

Đặt đồ ăn qua ứng dụng di động đang là thói quen hằng ngày của không ít người dân. Theo đó, hộp xốp đang được hầu hết các của hàng bán đồ ăn nấu chín sử dụng để đựng thức ăn cho khách.

Nhiều người tiêu dùng vẫn coi nhẹ mức độ ô nhiễm trong thịt lợn, gà

Vũ Long |

Sự ô nhiễm trong thịt lợn và thịt gia cầm có thể tạo ra một số mầm bệnh như salmonella, E. coli, giun xoắn, gạo lợn... nhưng nhiều người vẫn coi nhẹ.

Vừa bị phạt 14,5 triệu đồng, 2 tuần sau lại lấy thịt heo bẩn về "chế biến"

HÀ ANH CHIẾN |

Đồng Nai - Ngày 21.5, đoàn liên ngành UBND xã Bình Minh, huyện Trảng Bom tiếp tục kiểm tra hộ ông Nguyễn Mạnh Thảo (42 tuổi, ngụ ấp Tân Bình) và phát hiện đang trữ 250 kg thịt heo không rõ nguồn gốc, có màu tím tái, nhợt nhạt, bốc mùi hôi thối. Điều đáng nói, trước đó gần 2 tuần, hộ ông Thảo cũng mới bị xử phạt 14,5 triệu đồng về hành vi tương tự.