Giảm axit uric nên chọn ăn loại sữa chua nào?

Kiều Vũ (tổng hợp từ Healthxchange & Lark) |

Axit uric cao sẽ dẫn tới bệnh gout. Chế độ ăn cho người mắc bệnh gout luôn là vấn đề được quan tâm. Trong đó, nên ăn loại sữa chua nào để có thể góp phần giảm được axit uric.

Nồng độ axit uric được kiểm soát

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, sữa chua là một trong các thực phẩm bổ sung tốt cho việc phòng và chữa bệnh gout. Việc sử dụng sữa chua với lượng và tần suất hợp lý sẽ giúp kiểm soát nồng độ axit uric trong máu hiệu quả, từ đó hạn chế tối đa tình trạng kết tủa urat ở thận.

Lượng axit uric trong máu được loại bỏ và ổn định nhờ sữa chua vì trong loại sản phẩm lên men này chứa nhiều hệ vi sinh vật có lợi cho đường ruột. Những chủng lợi khuẩn này có tác dụng chuyển hóa đường đa thành đường đơn, đồng thời giúp chuyển hóa đạm trong sữa thành các axit amin. Từ đó kích thích hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn, giúp loại bỏ và làm ổn định lượng axit uric trong máu, duy trì lượng đường huyết ổn định, ngăn ngừa bệnh gout tái phát.

Người có axit uric cao và mắc bệnh gout chú ý khi chọn sữa chua

Cùng với sữa chua không đường hoặc ít đường, muốn giảm axit uric thì nên dùng sữa chua ít béo hoặc tách béo. Sữa chua ít béo là sản phẩm đã giảm bớt lượng chất béo trước khi tiến hành lên men. Trong mỗi hộp sữa chua ít béo có khoảng 2 - 5g chất béo. Sữa chua tách béo là sản phẩm ít chua hơn các sản phẩm khác, ít hơn 0,5% chất béo từ sữa nhưng vẫn cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể. Đây là 2 loại sản phẩm thích hợp cho người mắc bệnh gout sử dụng hằng ngày.

Sữa chua uống cũng là một lựa chọn cho người mắc bệnh gout. Ảnh: Sưu tập
Sữa chua uống cũng là một lựa chọn cho người axit uric cao và mắc bệnh gout. Ảnh: Sưu tập

Ngoài ra, sữa chua uống cũng là sản phẩm có thể hỗ trợ được cho người mắc bệnh gout. Đây là sản phẩm được sản xuất dưới dạng thể lỏng với nhiều hương vị thơm ngon nên mang lại nhiều lựa chọn cho người dùng.

Một điều quan trọng là nên chọn loại sữa chua không đường hoặc ít đường. Bên cạnh đó cần chọn loại sữa chua có hàm lượng protein thấp hơn để tốt cho người mắc bệnh gout.

Kiều Vũ (tổng hợp từ Healthxchange & Lark)
TIN LIÊN QUAN

Người axit uric tăng cao có nên ăn rau dền, dưa chuột, bí ngô không?

Thùy Dung |

Người có axit uric tăng cao không nên sử dụng rau dền thường xuyên bởi có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe.

3 điều bất thường báo hiệu chỉ số axit uric tăng cao

Linh Đan (Theo Thepaper) |

Nồng độ axit uric cao có thể gây ra nhiều tác động tiêu cực đến sức khoẻ như đau nhức xương khớp, mắc bệnh gout... Dưới đây là 3 dấu hiệu bất thường cho thấy axit uric tăng cao.

Vì sao người bị tiểu đường dễ mắc bệnh gout?

THIỆN NHÂN |

Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh tại Ấn Độ, những người mắc bệnh tiểu đường có xu hướng tăng nguy cơ mắc bệnh gout do nồng độ axit uric trong máu tăng cao.

Phu nhân Đại tướng Võ Nguyên Giáp qua đời

PHẠM ĐÔNG |

Cụ bà Đặng Bích Hà - phu nhân Đại tướng Võ Nguyên Giáp, qua đời ngày 17.9, hưởng thọ 96 tuổi.

Quảng Ninh chi 1.000 tỉ đồng khắc phục hậu quả bão số 3

Đoàn Hưng |

Quảng Ninh đã thống nhất chủ trương dành 1.000 tỉ đồng từ nguồn tiết kiệm chi thường xuyên cho khắc phục hậu quả bão số 3.

Cháy nhà trong ngõ nhỏ tại Cầu Giấy, khói cao hàng chục mét

KHÁNH AN |

Đám cháy xảy ra vào khoảng 12h trưa 17.9, tại một nhà dân trong ngõ 58 Trần Bình (quận Cầu Giấy, TP Hà Nội).

Kiên quyết giải phóng mặt bằng thực hiện cao tốc Bắc - Nam

CÔNG SÁNG |

UBND huyện Lệ Thủy (tỉnh Quảng Bình) sẽ tiến hành cưỡng chế nếu các hộ dân không thực hiện đúng quy định, phương án giải phóng mặt bằng.

Giám định nguyên nhân, phân định trách nhiệm vụ sập cầu Phong Châu

Tô Công |

Phú Thọ - Bộ Xây dựng vừa có công văn gửi UBND tỉnh Phú Thọ về việc giải quyết sự cố công trình cầu Phong Châu.