Chập chững bước vào nghề báo

Phong Linh |

Ước mơ của tôi rất đỗi bình thường! Hỏi đi hỏi lại cũng chỉ biết trả lời là ĐƯỢC LÀM BÁO…

Cấp 3, mẹ bắt đầu nhắc nhở tôi học nghiêm túc để còn thi đại học. Trong đầu tôi lúc đấy chỉ có làm báo. Tôi năm 17 tuổi cũng đủ hiểu bản thân mình muốn gì nhưng mẹ tôi vẫn không ưng. Mẹ nói rằng cái nghề cơ cực lại vất vả, đi đêm đi hôm chứ có sung sướng gì đâu, hãy tìm một công việc văn phòng rồi yên vị cho mẹ nhờ.

Tôi nặng nề đem hết câu chuyện kể với ba, cố bào chữa cho ước mơ của mình. Còn nhớ chiều đó, ba vẫn im lặng một hồi mới nói: “Nghề chọn mình chứ mình đâu chọn nghề. Ba chỉ nói với con, làm nghề gì cũng được miễn là liêm chính. Nhưng mà làm cha, làm mẹ không ai muốn con mình lam lũ hết!”.

Rồi 4 năm học đại học trôi qua, những ngày tháng đó, tôi nhìn lại thấy mình vẫn đáng thương lắm. Cho đến khi tốt nghiệp, ba mẹ tôi cũng không ngừng lo lắng.

“Báo Lao Động đang tuyển phóng viên, em xin vào đi Linh” - tôi nhận được thông tin từ anh khóa trên khi mình vẫn đang loay hoay tìm việc. Không cần một phút suy nghĩ, tôi xem ngay thông tin và chuẩn bị hồ sơ theo đúng quy định. Đối với tôi ngày hôm đó, vừa cảm thấy bản thân mình gấp gáp, vừa cảm thấy mình phải chật vật tìm việc sau tốt nghiệp.

Tôi nộp hồ sơ tuyển dụng với nhiều sự kỳ vọng. Chỉ một ngày sau khi nộp hồ sơ, tôi nhận được liên hệ từ anh Nhân, phụ trách Văn phòng đại diện Báo Lao Động tại ĐBSCL, gọi tôi vào để trao đổi. Ngày hôm đó, anh nói chuyện với tôi nhiều lắm, về anh, về tôi và cả về lửa nghề. Nhưng đọng lại trong tôi vẫn là câu hỏi “Em có thích làm báo không?”.

“Em thích lắm… nhưng em vẫn còn…” - tôi ậm ừ vì mình còn nhiều non nớt và cũng lắm tự ti.

“Chỉ cần em thích!” – anh trả lời chắc nịch.

Thế rồi hôm sau, tôi được anh giao cho đi theo anh Tạ Quang để học việc. Anh Quang là phóng viên luân chuyển từ Hà Nội vào. Đối với cái đứa “rặc miền Tây” như tôi, đôi lúc nghe anh nói chuyện cũng thấy khó hiểu. Nhưng anh tốt và nhiệt tình với tôi lắm! Anh kể với tôi về hầu hết chặng đường làm nghề ngót nghét đã 5 năm của anh, từ ngày còn ở Hà Nội cho đến khi vào Cần Thơ, đặc biệt là trong giai đoạn chống dịch COVID-19. Những ngày đó, báo chí mình phải nói là vất vả và hiểm nguy vô cùng.

Tôi nhiều phần ngưỡng mộ và từ đó mà thấu hiểu được cuộc sống của người làm báo hơn. Tôi tự nhủ với mình phải chăm chỉ theo các anh, chị để học tập. Được anh giới thiệu với nhiều anh, chị trong nghề, tôi may mắn được nhiều người thương yêu và chỉ dạy. Các anh, chị nói tôi có tố chất làm báo, tôi cũng chỉ biết cười trừ. Bao nhiêu tin, bài rồi tôi đã bỏ qua vì mình chậm trễ, góc nhìn cũng không đủ đa diện để nhìn nhận vấn đề, dẫu biết mình mới vào nghề còn nhiều bỡ ngỡ nhưng làm sao biết mình có làm được không đây?

“Trang giấy trắng à? Rồi. Nhận. Cố gắng mà làm nhé em!” - đó là câu nói tôi nhận được từ chú Nguyễn Ngọc Hiển, Tổng Biên tập Báo Lao Động, trong buổi phỏng vấn tại cơ quan.

Cũng từ ngày hôm đó, tôi bắt đầu nỗ lực. Công việc đương nhiên phải nhiều hơn thời còn làm cộng tác viên nhưng tôi vốn có thể theo kịp. Đôi lúc mệt mỏi, tôi tự hỏi liệu cô nhóc mới ra đời như mình có phải đã suy nghĩ nhiều quá hay không? Mới tập tễnh vào nghề, kỳ thực vẫn còn là một trang giấy trắng. Thôi thì cứ tích cực làm việc, cháy hết mình với lửa nghề, không phải tốt hơn sao?!

Giờ thì tôi đã được làm báo, ba mẹ cũng cởi mở với tôi hơn nhiều. Những đêm vất vả, phải đi rất khuya để làm bài, chạy tin, ba mẹ tôi cũng không còn càu nhàu như trước. Ngay khoảnh khắc này, khi đang lê tay gõ mấy dòng chữ cuối cùng của bài viết, tôi cảm thấy bản thân mình thật may mắn khi nhận được sự yêu thương của nhiều người, được mọi người nhiệt tình hỗ trợ. Những anh chị đi trước, những anh chị luân chuyển, những phóng viên mới vào như chúng tôi bỗng “bắt được tần số”, rất hay san sẻ khó khăn với nhau. Để rồi, những việc đó khiến tôi suy nghĩ, có lẽ, báo Lao Động không chỉ là cơ quan để làm việc, là nơi để tác nghiệp mà còn là một đại gia đình, một nơi để tâm sự. Tôi tự hứa với lòng mình phải mạnh mẽ hơn nữa, phải quyết tâm hơn nữa để thực hiện ước mơ trở thành một phóng viên giỏi, trở thành một nhà báo ưu tú, và cũng để trở thành một người tử tế như mọi người đã yêu thương.

Phong Linh
TIN LIÊN QUAN

Cập nhật kiến thức mới cho cán bộ Công đoàn chủ chốt

Bảo Hân |

Sáng 1.10, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam khai giảng lớp bồi dưỡng, cập nhật kiến thức, kỹ năng dành cho Công đoàn cấp tỉnh, ngành Trung ương.

Sẽ chi 865 tỉ đồng xây cầu Phong Châu mới

Xuyên Đông |

Theo thông tin từ Văn phòng Chính phủ, cầu Phong Châu (tỉnh Phú Thọ) sẽ được đầu tư xây mới với kinh phí dự kiến là 865 tỉ đồng.

Vụ cô giáo xin hỗ trợ laptop, học sinh đã đi học trở lại

Chân Phúc |

TPHCM - Số học sinh vắng học ngày 30.9, liên quan đến vụ cô giáo xin hỗ trợ laptop tại Trường Tiểu học Chương Dương đã đi học đầy đủ vào hôm nay 1.10.

Dự báo mới nhất đường đi và cường độ siêu bão số 5 Krathon

AN AN |

Cơ quan khí tượng cho biết siêu bão số 5 Krathon ở trên vùng biển đông bắc của khu vực Bắc Biển Đông sẽ di chuyển chậm theo hướng tây tây bắc trong 24 giờ tới.

Lý do người dân không đồng tình vụ bồi thường bò sữa bị chết

HOÀI THANH |

Lâm Đồng - Nhiều hộ gia đình có bò sữa bị chết sau khi tiêm vaccine phòng bệnh cho rằng, mức giá bồi thường công ty đưa ra rất thấp, khó tái đầu tư lại.

TPHCM nâng đường nối 3 quận lên cao độ 2,1m để chống ngập

NHƯ QUỲNH |

Ngoài việc xây dựng bờ kè, TPHCM sẽ nâng mặt đường Trần Xuân Soạn theo cao độ quy hoạch 2,1m để ứng phó tình trạng ngập úng suốt nhiều năm qua.

Lựu pháo Nga tiêu diệt nhân lực, khí tài Ukraina ở Kursk

Song Minh |

Lựu pháo D-20 của Nga tiêu diệt khí tài và nhân lực của Ukraina ở tỉnh Kursk của Nga.

Hỗ trợ phí thi lại vì trượt sát hạch lái xe trong mưa bão

CÔNG SÁNG |

Quảng Bình - Sau phản ánh của Báo Lao Động về việc thí sinh vẫn thi sát hạch lái xe khi bão số 4 áp sát, phía nhà trường sẽ hỗ trợ chi phí thi lại cho học viên.