PGS.TS Lê Bạch Mai cho biết, nhịp tim là biểu hiện rõ ràng để nhận biết nhất về tình trạng sức khỏe tim mạch. Chủ động hiểu nhịp tim để phòng ngừa bệnh: không nên chờ đến khi tim có vấn đề mới khám bệnh mà nên thường xuyên kiểm tra nhịp tim trong cuộc sống hàng ngày.
Chủ động với các hoạt động hàng ngày để tăng cường vận động tốt cho tim mạch (tối thiểu 20 phút/ngày, 150 phút/tuần). Hình thức có thể là các bài tập cadio, đi bộ nhanh, đạp xe…
PGS Mai khuyên chị em cần áp dụng chế độ dinh dưỡng tốt cho sức khỏe tim mạch: hạn chế các thực phẩm chứa chất béo bão hòa, ăn nhiều rau xanh và các thực phẩm cung cấp protein thực vật, không có cholesterol, chú trọng dinh dưỡng từ đậu nành.
Đậu nành ngoài nguồn đạm chất lượng cao, không cholesterol, còn có lượng axit béo không no là Omega 3, Omega 6 - tốt cho sức khỏe tim mạch, giúp phòng chống tăng huyết áp, giảm nguy cơ mắc bệnh mạch vành và một số bệnh tim mạch khác.
Theo khuyến cáo của FDA “sử dụng 25g đạm đậu nành mỗi ngày trong chế độ ăn ít chất béo bão hòa và cholesterol có khả năng giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch”.